Cần Cải Thiện Nuôi Thủy Sản Ở Đông Nam Á

Người nuôi thủy sản ở Đông Nam Á ngại tìm nguồn thức ăn thay thế để nuôi thủy sản ngay cả khi giá bột cá vẫn đang tiếp tục tăng.
Trước đây, bột cá rất rẻ và phong phú nên được sử dụng rộng rãi trong nuôi thủy sản. Tuy nhiên, sản lượng bột cá ngày càng giảm nên cần tìm các thành phần khác thay thế để tiết kiệm chi phí và đáp ứng yêu cầu về sinh thái.
Lượng dự trữ bột cá thế giới giảm và hạn ngạch khai thác cá dùng làm bột cá ở các nước sản xuất chính như Peru đã đẩy giá bột cá lên mức cao kỷ lục. Tuy nhiên, các nhà sản xuất thủy sản ở Đông Nam Á vẫn không muốn thay đổi thói quen cũ và thử các nguyên liệu mới như đậu nành để sản xuất bột cá.
Bên cạnh đó, ngành nuôi thủy sản ở Đông Nam Á cũng cần phải giải quyết một số vấn đề để cạnh tranh với sản lượng của Trung Quốc. So với Trung Quốc, ngành nuôi thủy sản ở Đông Nam Á nói chung vẫn khá yếu kém khi chuyển sang nuôi hải sản. Một trong những nguyên nhân bắt nguồn từ Indonesia - nơi chất lượng giống thấp, thiếu các phương thức nuôi phù hợp. Nuôi thủy sản ở khu vực này cần tập trung nhiều hơn vào cải tạo nguồn giống bố mẹ. Bên cạnh đó, bệnh dịch cũng là một vấn đề mà ngành nuôi thủy sản phải đối mặt. Do vậy, một chương trình quản lý tốt sức khỏe thủy sản nuôi trở nên rất cần thiết đối với khu vực.
Có thể bạn quan tâm

Nuôi rắn mối thành công, anh Thuyết tiếp tục xây chuồng nuôi rắn hổ hành bằng phương pháp khá đơn giản, nhưng có giá bán lên tới 400.000 đồng mỗi kg thịt thương phẩm.

Ngày 10/6, Chi cục thủy sản Ninh Bình đã tổ chức đoàn đi kiểm tra tiến độ thực hiện dự án “Hỗ trợ sản xuất giống cua năm 2014” tại huyện Kim Sơn, cùng đi có các đồng chí lãnh đạo huyện Kim Sơn và các hộ thực hiện dự án tại các xã của huyện Kim Sơn.

Trong đó, sản lượng thủy sản khai thác đạt hơn 145 nghìn tấn, tăng 3,46% so cùng kỳ. Sản lượng nuôi trồng đạt khoảng 6,7 nghìn tấn, tăng 4,26% so cùng kỳ. Ước 6 tháng giá trị sản xuất ngư nghiệp của địa phương này đạt khoảng 1.275 tỷ đồng, đạt 46% kế hoạch, tăng 4,91%.

Những năm gần đây, nghề nuôi cá lồng trên sông ở tỉnh Phú Thọ đã và đang phát triển mạnh. Tuy nhiên, Chi cục Thủy sản tỉnh Phú Thọ cho rằng, sự phát triển của nghề nuôi cá lồng trên sông sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển thủy sản chung, nhất là việc phòng, chống dịch bệnh cho cá, vấn đề môi trường.

Ngày 12-6, ông Nguyễn Ngọc Thụ, Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) cho biết, mặc dù 10 ngày qua địa phương cùng với Sở Nông nghiệp và PTNT đã tập trung chỉ đạo các đơn vị chức năng hỗ trợ người dân dập dịch cho tôm nuôi ở các xã Hàm Ninh, Võ Ninh và Hải Ninh nhưng tính đến chiều 12-6 đã có hơn 4ha tôm bị mất trắng.