Cần bộ giống cho cây đinh lăng

Mỗi kilôgam thân, lá cây đinh lăng trên thị trường hiện nay dao động từ 10 - 12 ngàn đồng. Riêng củ đinh lăng thì tùy theo độ tuổi mà giá thành có thể dao động từ 120 - 200 ngàn đồng/kg. Với mức giá này, chỉ 1 sào đất trồng cây đinh lăng sau 3 năm sẽ cho thu từ 300 - 500 triệu đồng. Chính sức hấp dẫn về giá trị kinh tế của loài cây thuốc này mà người dân Bình Phước đang đổ xô tìm cây đinh lăng để trồng.
Hiện ngành nông nghiệp vẫn chưa có số liệu thống kê cụ thể về diện tích cũng như chất lượng của cây đinh lăng trên địa bàn tỉnh. Theo Trung tâm Giống cây nông - lâm nghiệp (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), thị trường giống cây đinh lăng hiện nay rất phức tạp và không thể kiểm soát được.
Chỉ nhìn bằng mắt thường ai cũng biết cây đinh lăng có 3 loại giống khác nhau. Còn xét về góc độ khoa học thì không biết cây đinh lăng có bao nhiêu chi, họ, bộ giống. Trên thực tế, nhiều nông hộ trồng cây đinh lăng sau 3 năm vẫn không có củ mà chỉ có thân và lá. Điều đó cho thấy mức độ rủi ro cho nhà nông sau 3 năm trồng cây đinh lăng là rất lớn. Trong khi đó, đinh lăng là cây thuốc chiến lược quốc gia đã được Chính phủ quy hoạch mở rộng từ nay đến năm 2030.
Giám đốc Trung tâm Giống cây nông - lâm nghiệp Trần Minh Đức cho biết: Trung tâm đang rất mong tìm kiếm, nghiên cứu, tuyển chọn và nhân giống loại cây thuốc chiến lược này nhưng chưa làm được vì không có kinh phí. Còn nhà nông thì phó mặc cây trồng của mình cho sự may rủi sau 3 năm chăm sóc và hy vọng hết sức mong manh.
Có thể bạn quan tâm

KTĐT - Năm 2010, mô hình liên kết 4 nhà trong sản xuất rau an toàn (RAT) được triển khai tại xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, trong đó, Công ty TNHH Hương Cảnh đứng ra thu mua sản phẩm cho người dân.

Không cầm cự nổi với tình trạng thua lỗ kéo dài mấy tháng qua, người chăn nuôi ở các tỉnh Nam Bộ đang “treo chuồng” ngày càng nhiều.

Ngày 18.6, Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (TMV) phối hợp với Trung tâm Đào tạo và Truyền thông môi trường (Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên- Môi trường) khởi động Dự án “Hỗ trợ xây dựng mô hình làng sinh thái thôn Trường Hạnh, xã Xuân Trường, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh”.

Nhìn lại sản xuất lúa năm 2011 ở ĐBSCL, có thể thấy năng lực cơ giới hóa trong khâu thu hoạch và công tác sấy lúa vẫn còn khá thấp. Tuy nhiên, qua ý kiến của nhiều doanh nghiệp, năm nay, những tiến bộ ở khâu thu hoạch và sau thu hoạch tại một số địa phương đã làm tăng chất lượng hạt lúa lên khá nhiều

Sáng 18-6, 36 hộ dân ở 2 thôn Tráng Liệt và Thúy Lâm (xã Thanh Sơn, Thanh Hà, Hải Dương) được nhận giấy chứng nhận sản xuất vải thiều đạt tiêu chuẩn VietGap.