Cấm xuất chuồng 500 con heo có dư lượng chất tạo nạc

Cách đây 15 ngày, trại nuôi heo này đã bị ngành chức năng cấm, không cho xuất chuồng do phát hiện có dư lượng chất tạo nạc vượt mức quy định.
Trước đó, từ ngày 21 - 23.10.2015, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Ninh phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường Công an Tây Ninh tiến hành thanh tra, lấy mẫu xét nghiệm đột xuất tại 6 trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
Ban đầu, đoàn thanh tra phát hiện có 1 mẫu nước tiểu của heo tại trại chăn nuôi của ông Trịnh Văn Tâm dương tính với với chất tạo nạc Salbutamol.
Đoàn thanh tra lấy 1 mẫu dương tính gửi Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc thú y Trung ương II tại Thành phố Hồ Chí Minh, để tiếp tục phân tích định lượng.
Theo phiếu kết quả phân tích, hàm lượng chất tạo nạc Salbutamol có trong mẫu nước tiểu này là 3,21 ppb, vượt 1,605 lần so với mức cho phép, vi phạm trong việc sử dụng thức ăn có chất cấm trong chăn nuôi.
Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ trang trại, ông Trịnh Văn Tâm với mức phạt tối đa là 20 triệu đồng; buộc cơ sở chăn nuôi này tiếp tục nuôi dưỡng vật nuôi (500 con heo) đã sử dụng chất tạo nạc Salbutamol, đến khi được ngành chức năng kiểm tra lại không còn tồn dư chất cấm, mới được phép xuất bán ra thị trường.
Liên quan đến vấn đề này, trong tháng 9.2015, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh cũng đã kiểm tra, phát hiện và xử phạt 5 cơ sở chăn nuôi heo khác trên địa bàn với tổng số tiền phạt là 80 triệu đồng, do phát hiện chủ cơ sở có sử dụng chất tạo nạc Salbutamol trong chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Hiện tại hầu hết các tỉnh khu vực phía Nam, người dân trồng mía đang thu hẹp diện tích trồng, chuyển đổi dần một phần diện tích mía sang các cây trồng khác nhằm tránh thua lỗ kéo dài suốt 4 năm qua.

Dồn dập những tin không vui đến với ngành cà phê khi xuất khẩu sụt giảm 40%, giá chạm mức thấp nhất nhiều tháng, nắng nóng và khô hạn, trong bối cảnh đất đai trở nên bạc màu và nguồn nước dần cạn kiệt do ảnh hưởng của nạn phá rừng và mấy thập kỷ tăng mạnh diện tích trồng.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong quý I/2015, một trong những mặt hàng giảm mạnh nhất về kim ngạch xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ là gạo. Nguyên nhân lớn là do sản xuất nông nghiệp của Thổ Nhĩ Kỳ đã dần hồi phục sau một năm hạn hán.

Vài năm trở lại đây, hiệu quả kinh tế từ cây chanh leo ở xã Kdang (huyện Đak Đoa) và xã Đak Djrăng (huyện Mang Yang) đã thực sự khiến cho người dân ngỡ ngàng.

Nhiều loại trái cây đã bắt đầu vào mùa thu hoạch, điều khiến nhà vườn phấn khởi hơn là đến thời điểm này, giá cả vẫn còn khá cao.