Cấm xuất chuồng 500 con heo có dư lượng chất tạo nạc

Cách đây 15 ngày, trại nuôi heo này đã bị ngành chức năng cấm, không cho xuất chuồng do phát hiện có dư lượng chất tạo nạc vượt mức quy định.
Trước đó, từ ngày 21 - 23.10.2015, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Ninh phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường Công an Tây Ninh tiến hành thanh tra, lấy mẫu xét nghiệm đột xuất tại 6 trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
Ban đầu, đoàn thanh tra phát hiện có 1 mẫu nước tiểu của heo tại trại chăn nuôi của ông Trịnh Văn Tâm dương tính với với chất tạo nạc Salbutamol.
Đoàn thanh tra lấy 1 mẫu dương tính gửi Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc thú y Trung ương II tại Thành phố Hồ Chí Minh, để tiếp tục phân tích định lượng.
Theo phiếu kết quả phân tích, hàm lượng chất tạo nạc Salbutamol có trong mẫu nước tiểu này là 3,21 ppb, vượt 1,605 lần so với mức cho phép, vi phạm trong việc sử dụng thức ăn có chất cấm trong chăn nuôi.
Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ trang trại, ông Trịnh Văn Tâm với mức phạt tối đa là 20 triệu đồng; buộc cơ sở chăn nuôi này tiếp tục nuôi dưỡng vật nuôi (500 con heo) đã sử dụng chất tạo nạc Salbutamol, đến khi được ngành chức năng kiểm tra lại không còn tồn dư chất cấm, mới được phép xuất bán ra thị trường.
Liên quan đến vấn đề này, trong tháng 9.2015, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh cũng đã kiểm tra, phát hiện và xử phạt 5 cơ sở chăn nuôi heo khác trên địa bàn với tổng số tiền phạt là 80 triệu đồng, do phát hiện chủ cơ sở có sử dụng chất tạo nạc Salbutamol trong chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Sở Khoa học và Công nghệ vừa tiến hành kiểm tra định kỳ Chương trình nông thôn miền núi đối với dự án “Ứng dụng công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Lăng chấm tại Thái Nguyên”. Cơ quan thực hiện là Công ty cổ phần Đầu tư Tuấn Vinh.

Những năm qua, ngư dân Quảng Ngãi đã nhận được nhiều sự hỗ trợ để nâng cao hiệu quả đánh bắt. Mới đây, ngư dân Quảng Ngãi đã được thí điểm ứng dụng đèn LED vào khai thác hải sản xa bờ, mở ra thêm nhiều triển vọng mới, giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả làm ăn.

Tính đến ngày 24-7, toàn Sóc Trăng tỉnh thả nuôi 30.988,2ha, đạt 68,86% kế hoạch; trong đó, tôm sú 15.529,3ha và tôm thẻ 15.458,9ha. Một trong những nguyên nhân làm tiến độ thả nuôi chậm là do nắng nóng kéo dài và đặc biệt giá tôm xuống thấp hơn cùng kỳ từ 20.000 – 50.000 đồng/kg… Nhưng nuôi tôm nước lợ không phải không có lối ra.

Ngày 28/7, tại TP Cần Thơ, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với các Sở NN&PTNT có diện tích nuôi cá tra lớn như An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và Cần Thơ tổ chức Hội thảo phát triển bền vững ngành cá tra trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Phó Tổng cục trưởng Phạm Anh Tuấn đã chủ trì Hội thảo.

Cùng gia đình lập nghiệp tại vùng đất Ninh Mã (Vạn Thọ, Vạn Ninh, Khánh Hòa) từ năm 1997 với nhiều khó khăn, nhưng với khát vọng làm giàu, anh Lê Quang Toàn, hội viên nông dân xã Vạn Thọ đã vươn lên trở thành tỷ phú từ việc nuôi tôm.