Cam xoàn đầu mùa hút hàng
Hiện nay, huyện Lai Vung (Đồng Tháp) đang bước vào đầu vụ thu hoạch cam xoàn, với giá bán “vũ đệm” 40 ngàn đồng/kg, cao hơn 5 ngàn đồng/kg so với cùng kỳ năm trước nên nhiều nhà vườn rất phấn khởi.
Cam xoàn trúng mùa, trúng giá nông dân phấn khởi
Ông Nguyễn Văn Thua ngụ ấp Thới Mỹ 1, xã Vĩnh Thới cho biết: “So với năm rồi thì năm nay thời tiết khá thuận lợi nên phần lớn nhà vườn đều trúng mùa. Trung bình 1 công cam (1.000m2) có thể đạt sản lượng từ 3 - 5 tấn trái. 2 công cam nhà tôi ước đạt trên 10 tấn. Với mức giá 40 ngàn đồng/kg như hiện nay, tôi có thể lãi trên 150 triệu đồng/công”.
Ông Nguyễn Văn Sỉnh, một thương lái chuyên thu mua cam xoàn trên địa bàn huyện Lai Vung cho hay: “Ngoài thị trường truyền thống TP.Hồ Chí Minh thì thời gian gần đây, thị trường Hà Nội tiêu thụ hàng khá mạnh. Thêm vào đó, đây là giai đoạn đầu mùa nên sản lượng ở một số nơi còn thấp, trong khi nhu cầu của thị trường khá lớn, nên giá cam thời gian gần đây khá cao”.
Theo tính toán của nhà vườn, 1ha cam xoàn có thể cho từ 30 - 50 tấn trái. Với giá bán trung bình 40 ngàn đồng/kg sau khi trừ chi phí, nông dân lãi từ 700 triệu đồng - 1,5 tỷ đồng/ha/năm. Tuy nhiên, cũng theo đánh giá của nông dân, cam xoàn là loại cây có múi thuộc loại “khó tính”, rất khó chăm sóc và xử lý trái.
Vì vậy, dù cho lợi nhuận kinh tế cao, song nếu không được trồng trên vùng thổ nhưỡng phù hợp và có kỹ thuật canh tác tốt thì cam xoàn cũng không phải là loại cây trồng lý tưởng được nhà vườn ưu tiên lựa chọn.
Lai Vung là địa phương sở hữu diện tích vườn cây có múi lớn nhất tỉnh. Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện toàn huyện có trên 200ha trồng cam xoàn.
Có thể bạn quan tâm

Theo ước tính, mỗi năm ngành chè Việt Nam tự làm mình thiệt hại khoảng 500 tỷ đồng và đang đứng trước nguy cơ về một cuộc khủng hoảng. Sử dụng thuốc BVTV chưa an toàn là một trong những nguyên nhân mang tính cốt tử, ảnh hưởng lớn nhất đến thực trạng này.

Nhiều hội viên nông dân ở xã An Nhơn, huyện Châu Thành cảm phục mỗi khi nhắc đến ông Phan Văn Thành (SN 1939), nông dân sản xuất giỏi nhiều năm liền của xã bởi sự năng động, nhiệt tình trong công tác Hội Nông dân, nhạy bén trong phát triển kinh tế.

Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đối với nông, lâm, thủy sản đã và đang được xã hội quan tâm, nhất là người tiêu dùng. Trong đó rau ăn lá, củ, rau gia vị là thế mạnh của tỉnh với sản lượng khá lớn, cung cấp cho người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, kể cả xuất khẩu.

Duy trì chất lượng đặc thù của sản phẩm cam mang chỉ dẫn địa lý “Cao Phong”, đây được xác định là thách thức lớn, đồng thời là giải pháp trọng tâm nhằm củng cố những giá trị bền vững giúp cam Cao Phong (Hòa Bình) phát triển trở thành một thương hiệu mạnh.

Trước tình hình khó khăn đầu ra của các loại hàng hóa nông sản, nhiều nông dân trong tỉnh An Giang đã chịu khó suy nghĩ, đúc kết kinh nghiệm, nghiên cứu kỹ hơn về thị trường để tổ chức sản xuất những mặt hàng mà thị trường cần, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Trong đó, trồng cam xoàn là một thí dụ điển hình.