Cam xoàn đầu mùa hút hàng
Hiện nay, huyện Lai Vung (Đồng Tháp) đang bước vào đầu vụ thu hoạch cam xoàn, với giá bán “vũ đệm” 40 ngàn đồng/kg, cao hơn 5 ngàn đồng/kg so với cùng kỳ năm trước nên nhiều nhà vườn rất phấn khởi.
Cam xoàn trúng mùa, trúng giá nông dân phấn khởi
Ông Nguyễn Văn Thua ngụ ấp Thới Mỹ 1, xã Vĩnh Thới cho biết: “So với năm rồi thì năm nay thời tiết khá thuận lợi nên phần lớn nhà vườn đều trúng mùa. Trung bình 1 công cam (1.000m2) có thể đạt sản lượng từ 3 - 5 tấn trái. 2 công cam nhà tôi ước đạt trên 10 tấn. Với mức giá 40 ngàn đồng/kg như hiện nay, tôi có thể lãi trên 150 triệu đồng/công”.
Ông Nguyễn Văn Sỉnh, một thương lái chuyên thu mua cam xoàn trên địa bàn huyện Lai Vung cho hay: “Ngoài thị trường truyền thống TP.Hồ Chí Minh thì thời gian gần đây, thị trường Hà Nội tiêu thụ hàng khá mạnh. Thêm vào đó, đây là giai đoạn đầu mùa nên sản lượng ở một số nơi còn thấp, trong khi nhu cầu của thị trường khá lớn, nên giá cam thời gian gần đây khá cao”.
Theo tính toán của nhà vườn, 1ha cam xoàn có thể cho từ 30 - 50 tấn trái. Với giá bán trung bình 40 ngàn đồng/kg sau khi trừ chi phí, nông dân lãi từ 700 triệu đồng - 1,5 tỷ đồng/ha/năm. Tuy nhiên, cũng theo đánh giá của nông dân, cam xoàn là loại cây có múi thuộc loại “khó tính”, rất khó chăm sóc và xử lý trái.
Vì vậy, dù cho lợi nhuận kinh tế cao, song nếu không được trồng trên vùng thổ nhưỡng phù hợp và có kỹ thuật canh tác tốt thì cam xoàn cũng không phải là loại cây trồng lý tưởng được nhà vườn ưu tiên lựa chọn.
Lai Vung là địa phương sở hữu diện tích vườn cây có múi lớn nhất tỉnh. Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện toàn huyện có trên 200ha trồng cam xoàn.
Có thể bạn quan tâm

Cùng với việc canh tác cây lúa, huyện Châu Phú (An Giang) có khá nhiều vùng chuyên canh rau màu, chủ yếu tập trung ở các xã: Khánh Hòa, Mỹ Đức, Bình Thủy. Khi thị trường nội địa không thể tiêu thụ hết sản phẩm của nông dân thì việc đưa rau màu Châu Phú “xuất khẩu” sang Campuchia đang là hướng đi cho hiệu quả khả quan.

Những tháng đầu năm 2013, cơ cấu kinh tế của huyện Đầm Dơi (Cà Mau) chuyển dịch đúng hướng và tăng trưởng khá. Các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất được đẩy nhanh tiến độ, diện tích nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm quảng canh cải tiến ngày càng được mở rộng, nên sản xuất nuôi trồng thủy sản có dấu hiệu phục hồi.

Tình hình vi phạm công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong thời gian qua có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp.

Về xã Yên Hồ (Đức Thọ - Hà Tĩnh) trong những ngày cuối thu, chúng tôi được ông Nguyễn Văn Hải - Chủ tịch UBND xã dẫn đi “mục sở thị” hiệu quả của mô hình nuôi tôm càng xanh trong ao đất của anh Lê Thanh Hà - một điển hình của công đoàn xã trong phát triển kinh tế.

Ngày 4/11, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Ðắk Song (Đắk Nông) đã tổ chức Hội thảo đầu bờ tổng kết đánh giá mô hình nuôi cá rô phi đơn tính tại hộ ông Vũ Thanh Sơn, thôn 2, xã Thuận Hà (Ðắk Song), mô hình thử nghiệm bắt đầu từ tháng 5/2013.