Cam Soàn, Quýt Đường Hút Hàng Mạnh Vào Dịp Cuối Năm

Gần một tháng nay giá quýt đường và cam soàn tăng mạnh. Cách đây khoảng 3 tháng giá quýt đường loại I có giá từ 16 ngàn - 18 ngàn đồng/kg, cam soàn cũng ổn định ở mức 25 ngàn - 30 ngàn đồng/kg, thì hiện nay quýt đường loại I giá từ 28 ngàn - 30 ngàn đồng/kg, cam soàn loại I ở mức giá cao ngất ngưỡng 45 ngàn - 50 ngàn đồng/kg.
Theo một số nhà vườn ở huyện Lai Vung, nguyên nhân khiến giá quýt đường tăng vọt trong giai đoạn cuối năm là do nhiều nhà vườn tập trung xử lý cho trái và thu hoạch vào dịp Tết nên trong tháng 11 và nửa đầu tháng 12 âm lịch sản lượng quýt đường ở Lai Vung giảm mạnh, trong khi nhu cầu vào những tháng cuối năm đối với hai mặt hàng này lại tăng vọt.
Anh Võ Phú Cường - thương lái ở huyện Lai Vung cho biết: “Hiện tại, tôi và nhiều thương lái đến vườn để đặt hàng quýt Tết. Quýt đường năm nay giá khá cao, hiện có giá từ 32 ngàn - 35 ngàn đồng, tùy vào màu sắc và kích cỡ trái”.
Riêng mặt hàng cam soàn, theo ông Nguyễn Hữu Hạnh - nhà vườn ở xã Tân Hòa, huyện Lai Vung: “Phần lớn diện tích cam soàn ở địa phương đang đứt lứa, sản lượng cam soàn còn lại ở các vườn không đáng kể. Do đây là giai đoạn mùa nghịch, thời tiết rất bất lợi, nên phần lớn nhà vườn ngại xử lý cho trái thu hoạch vào thời gian này. Chỉ có số ít nhà vườn có kỹ thuật cao mới dám xử lý cho trái trong mùa này”.
Mặc dù giá cam soàn và quýt đường đang cao ngất ngưỡng nhưng phần lớn các vườn đã đứt mùa. Vì vậy, trong đợt tăng giá cuối năm 2014 (âm lịch), không có nhiều nhà vườn ở Lai Vung trúng lớn với 2 loại trái cây đặc sản này.
Có thể bạn quan tâm

Sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM), bộ mặt nông thôn Hoài Ân đã có nhiều thay đổi tích cực; đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, để đảm bảo hoàn thành các tiêu chí NTM, huyện Hoài Ân vẫn còn nhiều việc phải làm.

Xã Tam Quan Nam là địa phương XDNTM đến năm 2020, song đến cuối năm 2013 xã đã đạt được 11/19 tiêu chí, đặc biệt trong đó có tiêu chí số 17 về môi trường. Để đạt được tiêu chí này, có vai trò tích cực của Hội Nông dân xã và hội viên nông dân (HVND) toàn xã.

Sau khi có danh sách các cơ sở, hộ gia đình, cá nhân nuôi chim yến, Phòng Kinh tế có trách nhiệm chủ trì phối hợp cùng các Phòng Tài nguyên - Môi trường, Quản lý đô thị, Trạm Thú y và UBND các phường lên kế hoạch tổ chức kiểm tra, đề xuất các biện pháp xử lý đối với ngành nghề này.

Từ đầu tháng 6 đến nay, do thời tiết diễn biến bất thường với ngày nắng nóng, đêm có mưa, nên độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho một số nấm bệnh gây hại phát sinh trên cây trồng, đặc biệt là bệnh vàng rụng lá do nấm Corynespora gây ra trên cây cao su.

Để đàn trâu, bò phát triển tốt, Hội Nông dân xã đã hướng dẫn bà con trồng thêm cỏ ở những diện tích đất trống của gia đình, tăng cường nguồn thức ăn bằng cám, tạo điều kiện tốt nhất tiếp cận các nguồn vốn vay… Nhờ đó đến nay đàn trâu, bò trong xã đã phát triển lên hơn 1.000 con. Nhiều gia đình đã vươn lên thoát nghèo nhờ đàn trâu, bò.