Cam Sành Ở Bắc Quang Được Công Nhận Tốp 10 Sản Phẩm Dịch Vụ Người Tiêu Dùng Tin Cậy

Vừa qua, Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam thực hiện Chương trình khảo sát người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ, người tiêu dùng tin cậy – 2014. Qua đó, đã chứng nhận sản phẩm Cam sành Hà Giang của Hiệp hội cam sành huyện Bắc Quang đạt Tốp 10 sản phẩm dịch vụ người tiêu dùng tin cậy.
Trong năm 2014, cam sành Bắc Quang còn vinh dự được Chương trình khảo sát sản phẩm tin cậy, dịch vụ hoàn hảo, nhãn hiệu ưa dùng do Tạp chí Sở hữu trí tuệ và sáng tạo phối hợp với Viện Sở hữu trí tuệ Quốc tế tổ chức, chứng nhận sản phẩm Cam sành của Tổ dịch vụ sản xuất cam an toàn thôn Vĩnh Sơn, xã Vĩnh Hảo, Bắc Quang đạt Nhãn hiệu ưa dùng. Cũng trong năm, Ban chỉ đạo Chương trình “Món ngon tinh hoa ẩm thực Việt” đã chứng nhận Cam sành Hà Giang do hộ ông Phạm Quang Lân, ở Bắc Quang sản xuất đạt danh hiệu Vàng “Món ngon tinh hoa ẩm thực Việt – 2014”.
Các danh hiệu do người tiêu dùng bình chọn không chỉ cho thấy đặc sản cam sành của miền đất Hà Giang đang từng ngày chiếm được sự tin dùng của thị trường mà còn động viên người sản xuất chú trọng, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Thời điểm hiện nay, nông dân Bình Định tại các địa phương như: Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước, Phù Mỹ, Vĩnh Thạnh… đang vào cuối vụ thu hoạch ớt, với giá thu mua đang ở mức khá cao. Tại các chợ đầu mối thuộc phường Bình Định (thị xã An Nhơn), giá ớt tươi được các thương lái thu mua từ 20.000 - 24.000 đồng/kg, cao gấp đôi so với thời điểm chính vụ (từ tháng 4 đến tháng 7).

Giá cả diễn biến không thuận lợi, cộng với sự lấn át mạnh mẽ của cây thanh long làm cho diện tích cây đặc sản nếp bè ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) ngày càng thu hẹp dần.

Sau gần 5 năm gắn bó với cây khoai sáp, nhiều hộ nông dân ở xã Cam Hòa (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) đã tìm được cho mình một loại cây trồng mang lại thu nhập cao. Tuy nhiên, người dân không nên ồ ạt mở rộng diện tích loại cây này vì đầu ra không ổn định, việc tiêu thụ phụ thuộc nhiều vào thương lái.

Từ đầu tháng 6 âm lịch, núi rừng Thất Sơn được “tắm mát” bởi những cơn mưa đầu mùa, cây cối vươn lên trong màu xanh non tươi mới. Đây cũng là thời điểm cây bơ, hồng quân, xoài cát Hòa Lộc, thanh ca bản địa, mãng cầu… trên núi đua nhau vào vụ.

Từ đó, tôi nung nấu ý nghĩ phải thoát nghèo. Được sự hỗ trợ từ Đảng và Nhà nước, nhất là chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từ cuối năm 2004 với phương châm lấy ngắn nuôi dài, tôi mạnh dạn đi vay, mượn, chuyển đổi 7 ha đất trồng lúa đồi sang trồng cà phê”.