Cam Nhái Tràn Ngập Thị Trường

Thời gian gần đây, trên địa bàn Hà Nội xuất hiện rất nhiều điểm kinh doanh “cam Hà Giang” với đặc điểm vỏ mỏng, màu xanh hoặc xanh ngả vàng, tép cam màu vàng chanh rất bắt mắt, mọng nước và không có hạt.
Cam được bày bán đại trà, mức giá khoảng 12.000 - 15.000 đồng/kg; loại quả nhỏ giá khoảng 8.000 đồng/kg. Điều đáng nói là dẫu bị phơi nắng cả ngày nhưng cam vẫn tươi xanh như vừa mới hái.
Được biết, Cam Hà Giang chỉ bắt đầu thu hoạch vào tháng 12 dương lịch hằng năm. Hơn nữa, cam Hà Giang có hạt, khi chín quả màu vàng, cùi dày, vị ngọt thơm. Vào mùa thu hoạch, giá cam Hà Giang được bán tại vườn khoảng 15.000 đồng/kg (chưa tính công hái, cước phí vận chuyển), cuối vụ giá lên đến 50.000 đồng/kg. Bởi vậy, cam Hà Giang trên thị trường không thể giá rẻ như vậy.
Theo nhiều nguồn tin, nguồn cung “cam nhái” lớn nhất chính là chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội). Khoảng 3 giờ sáng đã có hàng chục xe ôtô chở đầy cam từ các cửa khẩu chính là Lào Cai, Móng Cái (Quảng Ninh) và Tân Thanh (Lạng Sơn) về giao hàng với giá từ 3.000 - 6.000 đồng/kg. Trên các thùng xốp đựng loại cam này, nhãn mác đều của Trung Quốc nhưng tất cả được lột bỏ sau khi hàng ra khỏi chợ.
Cứ bán hết 1 tạ cam, người bán hàng lẻ có thể thu về tới hơn 1 triệu đồng/ngày. Vì mức độ sinh lãi khủng khiếp, các tiểu thương Việt Nam sẵn sàng bỏ qua tất cả cảnh báo của các cơ quan chức năng về việc hoa quả Trung Quốc có chứa chất không an toàn, gây độc hại cho sức khỏe con người. Thậm chí, một số mẫu hoa quả (nho, mận, lựu…) nhập khẩu từ Trung Quốc đều chứa carbendazim và tebuconazole - những hóa chất có thể gây vô sinh với dư lượng vượt quá mức cho phép tới gần 5 lần.
Có thể bạn quan tâm

Theo cam kết, đến năm 2018, thuế suất đối với thuế nhập khẩu mía đường từ các nước trong khu vực ASEAN sẽ về 0%, thay vì 30% như hiện nay. Điều này đặt ra những thách thức không nhỏ đối với ngành mía đường Việt Nam.

Đó là phản ảnh của nhiều người dân trồng mắc ca ở Đắk Lắk sau khi thu hoạch trái mắc ca, chưa kể vườn cây cho rất ít trái so với “hứa hẹn”.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA): Lũy kế xuất khẩu gạo từ đầu năm đến ngày 16-7 đạt 2,875 triệu tấn, trị giá FOB là 1,194 tỷ USD, trị giá CIF 1,231 tỷ USD.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), năm tháng đầu năm nay, XK tôm của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 89,1 triệu USD, giảm 18,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Vì na thu rải rác trong khoảng vài tháng, không như vải chỉ vài chục ngày, nên công việc không chỉ nhàn hạ hơn mà còn tránh bị thương lái ép giá.