Cẩm Khê Tập Trung Chăm Sóc Lúa Mùa

Vụ mùa năm nay, huyện Cẩm Khê gieo trồng 3.250 ha lúa các loại trong đó gần 70% là diện tích lúa lai và lúa chất lượng cao. Các giống được gieo trồng chủ yếu như: Nhị ưu số 7, 838, Thục hưng 6, Q5 và các giống lúa thuần, giống có năng suất, chất lượng, có khả năng chống chịu sâu bệnh, phù hợp với khả năng đầu tư thâm canh của các hộ dân như: Bao Thai, Khang dân 18, Khang dân đột biến, Hương thơm số 1, Nếp 97.
Do làm tốt công tác tuyên truyền ngay từ đầu vụ cộng với việc thực hiện chuyển đổi ruộng đất ở một số xứ đồng và tranh thủ thời tiết thuận lợi nên chỉ trong một thời gian ngắn toàn huyện đã gieo cấy xong vụ mùa đúng khung lịch thời vụ đạt 103% so với kế hoạch. Hiện nay lúa đang vào giai đoạn bén rễ hồi xanh. Nhân dân trong toàn huyện đang tập trung làm cỏ, dẫn nước vào ruộng bón thúc xong đợt 1, chuẩn bị bón thúc đợt 2.
Theo kết quả kiểm tra của trạm bảo vệ thực vật, trên một số cánh đồng đã xuất hiện một số loại sâu bệnh gây hại từ nhẹ đến trung bình như: Sâu cuốn lá nhỏ từ 16 đến 32 con/m, khô vằn, đạo ôn, bạc lá vi khuẩn, vàng sinh lý đã xuất hiện trên những chân ruộng cấy mau, bón nhiều đạm.
Ngoài ra bệnh rầy nâu mức độ từ 300 đến 800 con/m xuất hiện rải rác ở các xã Hiền Đa, Tình Cương, Tuy Lộc. UBND huyện, trạm bảo vệ thực vật đã yêu cầu các xã cùng với bà con nông dân thường xuyên thăm đồng kiểm tra, phát hiện, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày qua, giá hải sản liên tục tăng, khiến ngư dân rất phấn khởi. Tại cảng cá khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu, tàu thuyền của ngư dân ra vào tấp nập, với những khoang cá đầy ắp.

Trước đây, cuộc sống của gia đình chị Dư Thị Liên, hội viên nông dân thôn Đồng Vinh, xã Mậu Lâm rất khó khăn, mọi chi tiêu trong gia đình chỉ trông vào thu nhập từ mấy sào ruộng. Đầu năm 2012, với sự giúp đỡ của hội nông dân huyện, xã, gia đình chị được vay 30 triệu đồng từ nguồn vốn của Ngân hàng CSXH huyện, qũy hỗ trợ nông dân để phát triển kinh tế.

Các hộ chăn nuôi sẽ được hỗ trợ phối giống nhân tạo hàng năm đối với lợn, trâu bò; hỗ trợ mua lợn, trâu, bò đực giống, hay gà, vịt giống bố mẹ hậu bị; hỗ trợ về xử lý chất thải chăn nuôi. Theo đó, hộ chăn nuôi sẽ được hỗ trợ 100% kinh phí về liều tinh để thực hiện phối giống cho lợn nái; mức hỗ trợ không quá 2 liều tinh cho một lần phối giống và không quá 5 liều tinh cho một lợn nái/năm.

Theo nhiều chuyên gia, việc thiếu đầu tư công nghệ chế biến, chỉ chăm chăm vào xuất tươi là nguyên nhân chính khiến tình trạng trái cây rớt giá trở nên trầm trọng.

Vị giám đốc chưa đến 30 tuổi nhưng đã có 10 năm lập nghiệp từ nghề trồng gấc. Đến nay, công việc kinh doanh của anh phát triển sang nhiều lĩnh vực khác, mang lại lợi nhuận hàng tỷ đồng.