Cam kết không nuôi heo bằng chất cấm

Đồng Nai vừa phát động phong trào trong giới chăn nuôi ký cam kết không sử dụng chất cấm, đồng thời giám sát, tố cáo khi phát hiện hành vi vi phạm.
Đại diện của Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai cho biết, phong trào này được phát động bởi Phân viện Chăn nuôi Miền Nam, Sở NNPTNT và Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai. Cũng theo vị đại diện này, đã có hàng chục người chăn nuôi đại diện cho chủ trang trại và người chăn nuôi trong tỉnh đã ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
Trước đó, TP.HCM cũng có động thái tương tự cho hàng chục nông dân, chủ trang trại chăn nuôi cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
Theo Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai, qua kết quả kiểm tra, việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi diễn biến ngày càng phức tạp. Cụ thể, trong năm 2014, qua kiểm tra, tỉnh đã phát hiện 12/156 mẫu dương tính với chất Salbutamol, tỷ lệ khoảng 7,7%, nhưng năm 2015 phát hiện 20/84 mẫu dương tính, tỷ lệ trên 20%.
Hiện, Đồng Nai là địa phương có tổng đàn heo cao nhất nước với khoảng 1,5 triệu con. Thực tế, việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi ở Đồng Nai đã tái phát nhiều lần vì sự hấp dẫn rất lớn về lợi nhuận. Việc này cũng đã gây tác hại khôn lường đến sức khỏe cộng đồng và làm thiệt hại kinh tế cho những người chăn nuôi chân chính.
Anh Nguyễn Văn Hậu (huyện Long Thành) – chủ một trang trại chăn nuôi 1.200 con heo nái- hoàn toàn đồng tình với việc ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. “Người chăn nuôi heo chân chính trong tỉnh vừa rồi bị thiệt hại khá nhiều do thông tin heo nuôi có chất cấm. Việc giới nuôi heo trong tỉnh cam kết không sử dụng chất cấm hy vọng tình hình chăn nuôi sẽ có chuyển biến tốt hơn”- anh Hậu nói.
Theo anh Lê Long – một hộ chăn nuôi heo ở huyện Tân Phú, cần phải đẩy mạnh tuyên truyền và giám sát thông qua vai trò của cán bộ thú y địa phương. “Tôi không nghĩ cán bộ thú y không nhận ra heo nào được nuôi bằng chất tạo nạc, heo nào bình thường. Họ phải công tâm để giúp ngành chăn nuôi tỉnh phát triển và giúp người tiêu thụ hạn chế bệnh tật”- anh Long cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch UBND xã Thoại Giang (Thoại Sơn - An Giang) Đinh Văn Hiền cho biết, từ nguồn vốn xóa đói giảm nghèo, 30 hộ nghèo của xã được hỗ trợ 120 triệu đồng thực hiện mô hình nuôi rắn hổ hèo. Với chi phí đầu tư thấp, không đòi hỏi nhiều diện tích, tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, mô hình này đem lại nguồn lợi nhuận khá lý tưởng cho các hộ nuôi.

Tỉnh Tiền Giang đang nhân rộng mô hình cá + lúa trên ruộng tại các huyện đầu nguồn phía Tây: Cai Lậy, Cái Bè... Đây là mô hình cho hiệu quả kinh tế cao, đạt lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/ha đồng thời mở ra hướng khả thi trong thực hiện mục tiêu “chung sống với lũ” bền vững, giúp nông dân an cư lạc nghiệp.

Được sự giới thiệu của cán bộ phường Bắc Sơn (TP Uông Bí - Quảng Ninh) chúng tôi tìm tới gia đình anh Trịnh Hữu Hiền ở khu 6, một thanh niên trẻ tiên phong nuôi chim trĩ ở địa phương.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) vừa kiến nghị Chính phủ quy định xuất khẩu cá tra là ngành sản xuất đặc thù và có điều kiện nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngành thủy sản xuất khẩu quan trọng này.

Ninh Phước có tổng diện tích tự nhiên 342,3 km2, trong đó diện tích đất canh tác nông nghiệp hàng năm có gần 26.000 ha. Xác định vai trò quan trọng của sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn trong cơ cấu kinh tế, những năm qua Ninh Phước đã thực hiện nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả, năng suất cao.