Cải Thiện Vị Thế Nông Sản Việt Tại Nga

Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, Liên bang Nga vẫn là một thị trường “nặng ký” của các sản phẩm nông sản, thực phẩm của Việt Nam như: thủy sản, cà phê, hạt tiêu, chè, rau, quả, hạt điều, gạo… Với 143 triệu người tiêu dùng, trong đó tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển, lẽ ra thị trường Nga có thể vẫn đứng đầu như những thập niên trước đây với hàng nông sản Việt Nam.
Nhưng hiện đang tồn tại một nghịch lý: Một thị trường truyền thống lớn như thế lại có xu hướng “teo tóp” dần với hàng nông sản Việt Nam. Số liệu do Cục Xuất nhập khẩu- Bộ Công Thương đưa ra tại tọa đàm mới đây cho thấy, tính riêng từ năm 2011 đến nay, kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản sang thị trường Nga chỉ chiếm từ 1,46- 1,64% tổng kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam, thấp hơn nhiều so với các thị trường mới khác như Hàn Quốc (6,1%), Hoa Kỳ (23,6%), Nhật Bản (10,7%).
Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có thể kể đến như hàng nông sản Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với nhiều quốc gia khác tại thị trường Nga; nông sản Việt phải gánh cước vận tải quá cao do phải đi qua các cảng châu Âu rồi mới vòng lại Nga.
Các chuyên gia cũng lưu ý là liên quan đến vấn đề thuế, cho dù đã giảm so với thời gian trước khi Nga gia nhập WTO nhưng thuế nhập khẩu mà Nga đang áp với một số hàng nông sản chủ yếu của Việt Nam vẫn còn tương đối cao. Một doanh nghiệp chè cho biết, chè đóng túi dưới 3kg bị áp thuế 40%, tương đương với mặt hàng gạo.
Mặc dù vậy, đại diện nhiều doanh nghiệp làm ăn với phía Nga nhìn nhận, Nga vẫn là một thị trường không thể bỏ qua bởi tính đa dạng về hàng thực phẩm và đồ uống mà doanh nghiệp Việt hoàn toàn có thể đáp ứng. Việc Nga gia nhập WTO cũng đã khiến nước này giảm thuế nhiều mặt hàng thấp hơn từ 30- 50%, đây là một lợi thế không thể không khai thác, nhất là trong bối cảnh Nga đang cấm nhập khẩu nông sản từ các nước EU.
Việc cải thiện vị thế của nông sản, thủy sản Việt Nam là việc cần phải được tiến hành thường xuyên từ góc độ các bộ, hiệp hội và cả doanh nghiệp.
Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh công tác xúc tiến thương mại, tìm hiểu thị trường, các cơ quan hữu quan của Việt Nam cần làm việc với phía Nga để sớm chấp thuận danh sách các doanh nghiệp Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu sang Nga và sớm công nhận hệ thống quản lý chất lượng của Việt Nam như thông lệ quốc tế.
Một công việc nữa cần làm là có được cơ chế chuyển đổi linh hoạt giữa đồng rúp của Nga và đồng Việt Nam do chi phí mở L/C tại Nga rất đắt trong khi doanh nghiệp Nga ưa chọn phương thức trả chậm (đặt cọc 20- 30%, thanh toán hết sau khi nhận hàng).
Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân khiến giá hoa cúc tăng cao và giữ giá ổn định trong thời gian qua được nhiều thương lái giải thích là do loài hoa này đang được nhiều DN thu mua xuất đi nước ngoài với số lượng lớn.

Sau đó anh về làm ăn thử thấy ngon và đem bán trong huyện. Từ đó các hộ nghèo trong khu vực cũng làm theo và có thêm thu nhập khá giả hơn. Bình quân, 4 kg nhái đã lột da rồi thì sau khi phơi khô sẽ còn lại được 1kg. Giá khô nhái hiện nay từ 250.000 đến 300.000đ/kg, vẫn không đủ bán.

Theo Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 9, các doanh nghiệp trong nước đã xuất khẩu được 3.556 tấn hạt tiêu, đạt giá trị 34,081 triệu USD, nâng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của cả nước từ đầu năm đến nay lên trên 136.000 tấn, đạt giá trị 1,022 tỷ USD.

20 năm qua, trải qua không ít thăng trầm, nhưng ông Võ Văn Hoàng (ấp Cửu Hòa, xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) vẫn kiên trì, bám trụ và gắn bó với nghề ương, dưỡng cá giống, cá kiểng do sự đam mê cũng như những hiệu quả thiết thực do nghề này mang lại.

Cùng với việc được hỗ trợ xây dựng hệ thống kè bê tông, giúp điều tiết hợp lý nước nhiễm mặn vào ao nuôi, đạt độ mặn 1-2 phần nghìn, gia đình ông Đoàn còn được hướng dẫn các kỹ thuật mới về nuôi tôm càng xanh năng suất cao như làm ao ươm giống, tách riêng từng giống tôm ở các ao nuôi. Kiểm soát nước nhiễm mặn, áp dụng kỹ thuật mới, con tôm càng xanh đã cho năng suất tăng 30% so với trước.