Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cải tạo đàn dê, hộ nuôi tin tưởng

Cải tạo đàn dê, hộ nuôi tin tưởng
Ngày đăng: 10/09/2015

Anh Nam cho biết, đã theo nghề nuôi dê được 5 năm, thấy hiệu quả khả quan và đầu ra tương đối ổn định nên anh quyết định chọn dê là vật nuôi phát triển kinh tế gia đình.

Hiện tại, anh đang sở hữu đàn dê khoảng 16 con, gồm 2 giống dê Bách Thảo và dê Boer, trong đó có 6 con dê sinh sản và 9 con dê tơ. “Nhiều năm tích lũy kinh nghiệm, tôi nhận thấy muốn nuôi dê có hiệu quả kinh tế cao cần cải tạo đàn dê từ giống nhỏ con thành giống to con và năng suất tốt hơn.

Giống dê Bách Thảo là giống dê địa phương với khả năng sinh trưởng, sinh sản, cho sữa rất tốt và thích hợp cho việc lai tạo các giống dê khác. Còn dê Boer là giống dê ngoại có đặc điểm lớn rất nhanh, cho sản lượng nhiều thịt. Từ những đặc điểm nổi trội đó, tôi quyết định chọn 2 giống dê này để tạo con giống cung cấp cho thị trường, mục đích tạo ra những con giống tốt để nhiều hộ chăn nuôi hiệu quả và thu nhập cao hơn” – anh Nam chia sẻ.

So sánh với dê nuôi ở các trại khác, dê của trại anh Nam bán giá rẻ hơn, được tiêm phòng bệnh đầy đủ, hướng dẫn kỹ thuật nuôi và được giới thiệu thương lái thu mua dê thịt. Cạnh tranh về mọi mặt, giống dê mới đã thuyết phục được rất nhiều khách hàng, mô hình nuôi dê nhanh chóng phát triển tại địa phương.

Ngoài lượng khách hàng phát triển thông qua các đầu mối cũ, anh còn tích cực quảng bá trên mạng để mở rộng thị trường. Nhờ gia đình có nguồn cỏ ổn định nên việc nuôi dê đối với anh Nam rất khỏe. Mỗi ngày, anh chỉ bỏ ra 2 tiếng đồng hồ để chăm sóc dê và vệ sinh trại

. Với giá thành hiện nay, dê thịt 100.000 đồng/kg hơi, dê giống trọng lượng 10kg giá 200.000 đồng/kg hơi, 20kg trở lên giá bán 180.000đ/kg hơi, mỗi năm đàn dê giống cho thu nhập 50 - 60 triệu đồng. Theo anh Nam, do nuôi dê không tốn nhiều chi phí và nhân công nên tiền lãi thu được khá cao, từ 45 - 55 triệu đồng.

Trung bình một năm cung cấp cho thị trường 25 con dê giống và đang tăng dần số lượng, anh Nam rất kỳ vọng mở thêm trang trại để tiếp tục đầu tư.

Phân tích những lợi ích vượt trội từ mô hình, như: Tạo ra nhiều con giống tốt cung cấp cho hộ nuôi cùng giá thành vừa phải; tạo sức cạnh tranh với những trại khác; đem lại sự tin tưởng cho hộ nuôi; phát triển kinh tế gia đình…

Vượt qua hàng trăm bài dự thi trên cả nước, dự án “Cải tạo đàn dê, hộ nuôi tin tưởng” của anh Võ Nhật Nam đã lọt vào vòng chung kết cuộc thi Dự án khởi nghiệp 2015 tại Bến Tre do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) phối hợp tổ chức. Dự án nhận giải khuyến khích cùng khoản đầu tư 50 triệu đồng từ doanh nghiệp.


Có thể bạn quan tâm

Nhạy bén trong sản xuất Nhạy bén trong sản xuất

Cách đây vài năm, cũng như nhiều bà con trong vùng, ông Nguyễn Văn Chí, ở ấp Thăm Trơi B, xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, quen với việc làm ruộng độc lập. Ông cho biết, lúc đó, người bơm nước người không nên cuối cùng người này làm ảnh hưởng ruộng lúa người khác. Ðến cuối vụ, ai cũng bị thất thoát, năng suất lúa không cao.

11/04/2015
Phát triển vùng chuyên canh rau Thống Nhất (Đồng Nai) Phát triển vùng chuyên canh rau Thống Nhất (Đồng Nai)

Huyện Thống Nhất (Đồng Nai) hiện có hơn 400 hécta đất trồng rau. Không chỉ được thị trường biết đến là vùng trồng rau với diện tích lớn, đa dạng về chủng loại của tỉnh mà Thống Nhất còn là địa phương có nhiều vùng rau đặc sản nổi tiếng xa gần.

11/04/2015
Nhà vườn bế tắc, chặt bỏ cao su vì rớt giá Nhà vườn bế tắc, chặt bỏ cao su vì rớt giá

Giá mủ cao su xuống thấp nhất trong vòng 4 năm qua khiến người trồng cao su chặt phá loại cây này, chuyển đổi sang cây trồng khác…

11/04/2015
An Giang nghiên cứu ảnh hưởng của bờ trồng hoa đến ruộng lúa An Giang nghiên cứu ảnh hưởng của bờ trồng hoa đến ruộng lúa

Để làm cơ sở khoa học cho việc nhân rộng diện tích ứng dụng mô hình ruộng lúa bờ hoa, Trạm Bảo vệ thực vật huyện An Phú (An Giang) đã đề xuất các ngành chức năng có liên quan thực hiện đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của bờ trồng hoa đến mật độ sâu hại và thiên địch trên ruộng lúa vụ đông xuân 2014 - 2015 tại xã Vĩnh Lộc (An Phú).

11/04/2015
Những thay đổi trong nghề trồng nấm rơm ở huyện Lai Vung (Đồng Tháp) Những thay đổi trong nghề trồng nấm rơm ở huyện Lai Vung (Đồng Tháp)

Việc sử dụng máy gặt đập liên hợp vào thu hoạch lúa phổ biến hiện nay kéo theo thay đổi phương thức trồng nấm rơm. Người trồng nấm rơm có sáng kiến đến tận ruộng thu rơm để sản xuất nấm rơm tại chỗ nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất.

11/04/2015