Cải Ngọt Hoà Sơn

Phát huy lợi thế đất đai, nguồn nước, mấy năm trở lại đây, nông dân thôn Hoà Sơn, xã Cao Thượng, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đã liên kết trồng cải ngọt an toàn. Nhiều hộ dân đã có thu nhập cao từ loại cây trồng này.
Từ nhiều năm nay, gia đình chị Lê Thị Quý, thôn Hoà Sơn đã chọn cải ngọt là cây trồng chính trong vụ đông, vì đây là một trong những cây rau màu ngắn ngày năng suất cao, dễ trồng, dễ bán. Hằng năm, gần tới thời điểm thu hoạch lúa mùa sớm, gia đình chị lại dành hơn 100 m2 đất trong vườn gieo hạt để khi thu hoạch lúa mùa xong là có con rau giống trồng ngay. Sau khi trồng khoảng 20 ngày là rau được thu hoạch. Cách làm này giúp gia đình chị gối được từ 5 đến 6 lứa rau trong một vụ đông mà vẫn bảo đảm kịp thời gieo cấy lúa chiêm xuân.
Theo chị Quý, có thể trồng cải ngọt trên nhiều loại đất khác nhau nhưng phải được tưới, tiêu tốt. Làm đất kỹ, nếu có điều kiện nên đảo đất và phơi ải 8-10 ngày cho thoáng khí, giúp cây sinh trưởng tốt, hạn chế sâu bệnh. Năng suất cải ngọt của gia đình chị bình quân đạt 850 kg/sào. Giá hiện tại 7 nghìn đồng/kg, trừ chi phí, với 5,5 sào trồng cải, gia đình chị thu lãi hơn 27 triệu đồng/lứa chỉ với hai lao động. "Xe ô tô của các thương lái đến tận nhà cân rau, không phải mất công mang ra chợ bán”. Chị Quý vui vẻ cho biết.
Khác với chị Quý, hộ chị Hoàng Thị Luận trồng 2 sào cải ngọt quanh năm. Năm ngoái, các hộ trong thôn được Hội Nông dân xã, huyện hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng rau an toàn và 5 hộ được vay vốn phát triển sản xuất theo mô hình liên kết. Đó là cách làm hay nên gia đình chị cũng như các hộ khác đã áp dụng làm theo. "Chính vì thế mà khách hàng chỉ cần "a lô” là có đủ rau!” - Chị Luận nói.
Ông Ngô Văn Ngọc, Bí thư chi bộ thôn Hoà Sơn cho biết, hiện thôn có hơn 25 ha đất nông nghiệp trong đó có 3 ha được trồng cải ngọt, với 25 hộ tham gia, liên kết. Hầu hết sản phẩm rau của bà con được các doanh nghiệp trên địa bàn thu mua phục vụ bếp ăn công nhân, sản xuất ra không đủ bán.
Có thể bạn quan tâm

Anh Phạm Văn Bình ở ấp Phú Thạnh, xã Phú Mỹ, huyện Mỏ Cày Bắc thành công với mô hình trồng cam sành cho hiệu quả kinh tế cao

Từ khi triển khai thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020", đời sống của nhiều nông dân (ND) Quảng Trị đã có những khởi sắc.

Cá rô phi là loài cá phổ biến, ở đâu cũng nuôi được. Tuy nguồn gốc của nó là từ châu Phi nhưng tới nay đã có hơn 100 nước trên thế giới nuôi rô phi.

Đối với người làm vườn của tỉnh Bến Tre, trong vườn nhà mình ai cũng phải dành một phần đất để trồng dăm ba chục gốc dừa. Có lúc giá dừa cao ngất ngưỡng, có khi sụt giảm, đời sống người trồng dừa cũng chịu cảnh thăng trầm. Tuy nhiên, niềm tin với cây dừa của người quê dừa, lúc nào cũng thủy chung. Nhân Festival Dừa, tôi có dịp gặp hai người nông dân được cho là ông “Vua dừa” của địa phương, và hơn hết, họ luôn dành một “tình yêu” mãnh liệt cho cây dừa.

Tại miền Nam nước ta, khoai lang có thể trồng quanh năm (nếu đủ nước), nhưng cây chỉ cho năng suất tối đa nếu trồng đúng thời vụ, thích hợp nhất là trồng vào tháng 5 - 6 dương lịch hay tháng 11 - 12 (sau mùa lúa)