Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cách Trộn Thuốc Vào Thức Ăn Trị Bệnh Cho Vật Nuôi Thủy Sản

Cách Trộn Thuốc Vào Thức Ăn Trị Bệnh Cho Vật Nuôi Thủy Sản
Ngày đăng: 14/10/2014

Trong các phương pháp trị bệnh cho tôm, cá thì đưa thuốc trị bệnh qua đường thức ăn được người nuôi sử dụng khá phổ biến. Để đạt được hiệu quả trị bệnh tốt nhất, điều quan trọng là cần trộn thuốc vào thức ăn đúng cách. Cần tiến hành theo các bước:  

Tính lượng thuốc

Để xác định lượng thuốc cần dùng để trộn vào thức ăn cho tôm (cá), trước tiên phải xác định trọng lượng thực tế của đàn tôm (cá) hiện có trong ao, bằng công thức:

Tổng trọng lượng tôm (cá) = Số cá thả x Tỷ lệ sống x Trọng lượng bình quân mỗi cá thể. Tiếp theo, căn cứ liều sử dụng theo hướng dẫn trên trên nhãn thuốc. Lưu ý, trên nhãn thuốc có hướng dẫn liều sử dụng theo đơn vị thức ăn nhưng đây chỉ là thông tin để tham khảo, phải tính lượng thuốc cần sử dụng theo trọng lượng tôm (cá).

Chẳng hạn trên nhãn ghi: Sử dụng 0,2 kg thuốc cho 1 tấn tôm (cá) hoặc trộn vào 20 - 30 kg thức ăn, thì đó là liều tương đương của thức ăn và trọng lượng khi tôm (cá) còn ăn mạnh (khi tôm, cá bệnh lượng thức ăn sử dụng giảm). Nhưng khi tôm (cá) đã bệnh, người nuôi nên chọn liều là 0,2 kg thuốc/1 tấn tôm (cá).

Tính lượng thức ăn cần trộn thuốc

Nên trộn thuốc với 20 - 30% lượng thức ăn hàng ngày khi tôm, cá chưa bệnh để đảm bảo lượng thuốc cung cấp đủ nồng độ và tất cả cá đều ăn được thuốc.

Nếu trộn thuốc với lượng thức ăn như khi tôm, cá còn ăn mạnh thì sẽ ăn không hết thức ăn (do cá bệnh ăn yếu), vừa gây lãng phí thuốc, vừa làm cho nồng độ thuốc trong cơ thể không đủ diệt khuẩn. Còn nếu trộn thuốc với quá ít thức ăn sẽ làm một số cá ăn yếu không tranh được thức ăn cũng sẽ không được điều trị.

Pha nước vào thuốc

Theo tỷ lệ 7 lít nước/40 kg thức ăn. Sử dụng nước sạch để pha thuốc. Không nên sử dụng nước ao để trộn thức ăn vì nếu ao cá nhỏ, nước sẽ có rất nhiều tảo làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của cá; còn nếu cá lớn, nước ao sẽ có nhiều chất hữu cơ làm kết tủa một lượng thuốc, làm giảm nồng độ thuốc, dẫn đến hiệu quả không cao.

Dùng thùng có vòi sen múc nước thuốc tưới đều vào thức ăn, vừa tưới vừa trộn. Một số loại thuốc chậm tan, cần quậy đảo liên tục trong thùng tưới, tránh thuốc bị sa lắng dưới đáy thùng. Sau đó, để thức ăn nơi thoáng mát khoảng 30 phút, đợi thuốc ngấm sâu vào viên thức ăn, dùng dầu ăn bao áo viên thức ăn rồi rải đều khắp ao cho cá ăn.

Đối với thức ăn tự chế

Sau khi tính đủ lượng thuốc cho số cá trong ao, nên trộn số thuốc này với số cám dùng trong hỗn hợp tự chế. Chia nhỏ lượng cám và lượng thuốc cần trộn để trộn nhiều đợt (giúp thuốc phân tán đều vào cám). Sau khi cám và thuốc đã trộn đều thì dùng hỗn hợp cám + thuốc này trộn vào các thành phần khác theo tỷ lệ của thức ăn tự chế.

Lưu ý: Nếu sử dụng cùng lúc 2 hoặc 3 loại thuốc thì nên trộn riêng từng loại, không nên hòa nhiều loại thuốc vào nước để trộn vào thức ăn để tránh thuốc tương tác nhau làm giảm hiệu lực.


Có thể bạn quan tâm

Kiểm Soát Chặt Việc Nhập Gia Súc Qua Biên Giới Kiểm Soát Chặt Việc Nhập Gia Súc Qua Biên Giới

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa yêu cầu các cơ quan chức năng quản lý thu mua, vận chuyển trâu, bò qua biên giới với Lào, Campuchia theo đúng quy định, bảo đảm kiểm soát chặt chẽ về thú y, ngăn chặn hiệu quả nguy cơ lây lan dịch bệnh.

22/07/2013
Nuôi Bồ Câu “Làm Chơi Ăn Thiệt” Nuôi Bồ Câu “Làm Chơi Ăn Thiệt”

Hiện nay nuôi chim bồ câu làm kinh tế là mô hình của nhiều nông dân ở xã Mỹ Chánh, huyện Châu Thành (Trà Vinh). Ngoài trồng lúa, trồng màu, nông dân nuôi bồ câu để tăng thêm thu nhập thay thế nuôi gà như trước đây.

22/07/2013
Thấp Thỏm Vụ Tôm Ở Trường Định (Đà Nẵng) Thấp Thỏm Vụ Tôm Ở Trường Định (Đà Nẵng)

Chỉ hơn chục ngày nữa, cánh đồng nuôi tôm ở thôn Trường Định, xã Hòa Liên (Đà Nẵng) sẽ bước vào thu hoạch. Tuy nhiên, lo lắng nhất của người dân là làm sao có nguồn điện ổn định phục vụ cho những ngày nước rút…

23/05/2013
Giá Mãng Cầu Gai Tăng Cao Giá Mãng Cầu Gai Tăng Cao

Thời gian gần đây, giá mãng cầu xiêm (còn gọi mãng cầu gai) tại các chợ trên địa bàn TP.Long Xuyên (An Giang) tăng cao kỷ lục. Nếu như trước đây, cao nhất cũng chỉ 20.000 đồng/kg thì nay tăng từ 35.000 - 40.000 đồng/kg.

22/07/2013
Quyết Liệt Dập Các Ổ Dịch Gia Súc, Gia Cầm Ở Hà Nội Quyết Liệt Dập Các Ổ Dịch Gia Súc, Gia Cầm Ở Hà Nội

Trước diễn biến dịch bệnh gia súc phức tạp ở nhiều địa phương, UBND TP Hà Nội chỉ đạo cấm vận chuyển gia súc, gia cầm từ nơi có dịch ra vào.

23/05/2013