Cách Thức Mới Để Trồng Khoai Tây Cho Hiệu Quả Cao

Phương pháp này được triển khai tại hai xã Thái Giang, huyện Thái Thụy và xã Vũ An, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Thái Bình, phương pháp mới cho phép trồng khoai tây trên tất cả chất đất khác nhau kể cả chân đất thịt nặng.
Nông dân không phải làm đất mà chỉ cần tạo luống rồi tận dụng rơm rạ, mùn, trấu và các sản phẩm thừa của thực vật phủ dầy mặt luống thay vì phải làm đất vun cao luống như cách làm truyền thống.
Cách thức này sẽ giảm được trên 40% ngày công lao động cũng như giảm chi phí vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời tận dụng tối đa nguồn rơm rạ sau thu hoạch lúa.
Đặc biệt, trồng khoai tây bằng phương pháp này còn cho năng suất trung bình trên 22 tấn/ha, cao hơn từ 5-10% so với trồng bằng phương pháp truyền thống.
Từ hiệu quả của mô hình trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu ở hai địa phương trên, trong vụ đông năm nay, tỉnh Thái Bình đã kịp thời điều chỉnh cơ cấu cây vụ đông theo hướng mở rộng diện tích cây ưa lạnh, trong đó chủ lực là cây khoai tây với diện tích trên 4.500ha.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình chăn nuôi kết hợp với trồng cây ăn quả ở Đại Đức (Hải Dương) đem lại hiệu quả kinh tế khá, đời sống người dân được cải thiện...

Giá cá tra ở ĐBSCL sau ba tháng giảm, một tháng cầm cự, từ đầu tháng 10/2011 tiếp tục tăng mạnh lên 27.000 đồng/kg cá loại 1 và các nhà máy chế biến xuất khẩu lại trở nên sôi động

Huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau là nơi có diện tích nuôi tôm xen canh với nuôi cua lớn nhất của tỉnh Cà Mau, với hơn 25.600 ha. Nơi đây còn là đầu mối tập kết của hàng trăm thương lái trong tỉnh, hàng ngày thu gom cua ở các vuông tôm vận chuyển đến bán cho các chủ vựa thu mua cua tại thị trấn Năm Căn

Qua bình xét cuối năm 2011 xã Bình Đông, thị xã Gò Công (TXGC), tỉnh Tiền Giang có 219 nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi các cấp, những nông dân này đã thành công trong nhiều mô hình chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế gia đình tại địa phương - trong số này có gia đình ông Nguyễn Văn Hai, ấp Hồng Rạng, xã Bình Đông đã thành công với mô hình nuôi rắn mối.

Để thực hiện mục tiêu phát triển nghề chăn nuôi bò sữa bền vững tại Quận 12 nói riêng và TP.Hồ Chí Minh nói chung, thì việc trang bị hệ thống phun sương làm mát chuồng trại để cải thiện tiểu khí hậu chuồng nuôi là một yếu tố cần thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay nước ta đang bị ảnh hưởng nhiều bởi sự biến đổi khí hậu làm thời tiết thay đổi thất thường.