Trang chủ / Hải sản / Tôm sú

Cách Phòng Bệnh Phân Trắng

Cách Phòng Bệnh Phân Trắng
Ngày đăng: 31/07/2011

Bệnh phân trắng thường xảy ra ở tôm 40-50 ngày tuổi trở lên, mức độ xảy ra nhiều nhất là 70-80 ngày tuổi. Phân trắng xuất hiện nhiều hay ít phụ thuộc vào mật độ nuôi, mức độ của bệnh và số lượng tôm nhiễm bệnh. Mặc dù bệnh không gây tôm chết đồng loạt nhưng làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng tôm nuôi.

benh-phan-trang
Tôm bị bệnh phân trắng
cac benh thuong gap tom nuoi
Các bệnh thường gặp trên tôm

Phòng bệnh

Xử lý môi trường ao nuôi tôm:

Chất hữu cơ nguồn gốc từ các chất cặn bã có trong đáy ao là môi trường rất thích hợp cho vi khuẩn phát triển, gây tác hại cho tôm với cơ hội nhiễm bệnh cao. Cần phải thực hiện một số biện pháp sau :

- Thực hiện nghiêm ngặt việc kiểm soát nguồn nước bằng hóa chất và chế phẩm sinh học.

- Tỷ lệ thả tôm giống phải phù hợp, giống có chất lượng tốt, có chương trình cho tôm ăn đúng lượng cần thiết, quản lý, xử lý phiêu sinh vật tốt kể cả việc xử lý tuần hoàn để sử dụng lại và việc loại bỏ vật bẩn trong ao phải thực hiện thường xuyên.

- Xử lý đáy ao tốt trước khi nuôi tôm.

Kiểm tra thường xuyên số lượng vi khuẩn trong gan theo định kỳ :

Bằng cách kiểm tra số lượng vi khuẩn trong gan (chỉ với nhóm Vibrio).

Lấy mẫu : 10 con cắt bộ phận gan bỏ vào ống nhựa nhỏ đã vô trùng, cho vào dung dịch nước muối đã khử trùng 0,85%, nghiền nát và cấy trong môi trường TSBS. Nếu thấy vi khuẩn trong gan cao hơn 1x104 tế bào thì phải xử lý ngay.

Sử dụng men sinh học và Probiotic:

Trộn vào trong thức ăn, đây là hình thức đưa vào trong hệ thống tiêu hóa của tôm, một tập đoàn các vi sinh vật có lợi và các men tiêu hóa ngoại bào. Các vi khuẩn này sẽ ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh cho tôm giúp tôm khỏe mạnh và tăng sức đề kháng và tăng trưởng nhanh.

Phương pháp sử dụng : Trộn theo tỷ lệ 0,5kg cho 200kg thức ăn cho tất cả các lần ăn. Có những trại tôm đã bị bệnh phân trắng khi sử dụng kháng sinh kết hợp NAVET-BIOZYM đã làm tôm khỏi bệnh


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Nuôi Ghép Hàu Với Tôm Sú Kỹ Thuật Nuôi Ghép Hàu Với Tôm Sú

Nhóm nghiên cứu của Khoa Nông Lâm Ngư- Đại học Vinh đã triển khai mô hình nuôi theo hướng này tại xã Hưng Hoà, thành phố Vinh, Nghệ An.

23/02/2014
Nuôi Ghép Cua Xanh Với Tôm Sú Nuôi Ghép Cua Xanh Với Tôm Sú

Xin giới thiệu hình thức nuôi ghép cua xanh với tôm sú, đạt năng suất 1 tấn/ha. Mô hình này được áp dụng cho tất cả các tỉnh ven biển trong cả nước.

23/02/2014
Nuôi Tôm Sú Bằng Nguồn Nước Giếng Khoan Tại Long An Nuôi Tôm Sú Bằng Nguồn Nước Giếng Khoan Tại Long An

Trong những năm qua, người dân vùng Hạ tỉnh Long An điêu đứng vì con tôm sú do giá cả thị trường thấp, dịch bệnh, nguồn giống không có chất lượng, thả nuôi không đúng thời vụ và môi trường nước bị ô nhiễm.

25/02/2014
Kinh Nghiệm Nuôi Tôm Sú Quảng Canh Cải Tiến Năng Suất Cao Kinh Nghiệm Nuôi Tôm Sú Quảng Canh Cải Tiến Năng Suất Cao

Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao chỉ mới phát triển trong vài năm gần đây ở Cà Mau. Tuy nhiên, nó đã được nhiều nông dân trong tỉnh áp dụng và mang lại hiệu quả khá cao.

27/02/2014
Nuôi Tôm Sú Quảng Canh Cải Tiến Lời 50 Triệu/ha Nuôi Tôm Sú Quảng Canh Cải Tiến Lời 50 Triệu/ha

Mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến ở vùng bán đảo Cà Mau cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, lợi nhuận trên mỗi hecta khoảng 50 triệu đồng. Đây cũng là thành công trong luân canh tôm - lúa. Để áp dụng thành công, theo hướng dẫn của KS. Lê Quốc Tuấn (Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư Cà Mau), bà con nông dân lưu ý như sau.

28/02/2014