Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cách Nuôi Cá Chình Trong Ao Đất

Cách Nuôi Cá Chình Trong Ao Đất
Ngày đăng: 18/02/2011

Người nuôi thủy sản tại thị xã La Gi từ trước đến nay đã quen nuôi các loại thủy sản nước lợ như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá chẻm ...  Riêng cá chình là đối tượng nuôi hoàn toàn mới. Ngày 26/6/2009 Trung Tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình thuận kết hợp với Phòng Kinh tế thị xã  La Gi, Hội Nông dân, UBND xã Tân Tiến.... đã triển khai  xây dựng mô hình “ Nuôi cá chình trong ao đất ”.

Đây là mô hình nuôi cá chình trong ao đất đầu tiên tại thị xã La Gi, mô hình được thực hiện trong 9 tháng. Từ lâu nay đa số người dân chỉ quen nuôi cá chình với hình thức nuôi trong lồng bè ở các huyện miền núi, nhưng mô hình nuôi cá chình trong ao đất đầu tiên tại thị xã La Gi đã mang lại lợi nhuận cao. Chủ mô hình là ông Bùi Tấn Phúc, người nông dân có bề dày kinh nghiệm trong nuôi trồng thủy sản. Với ao nuôi mô hình có diện tích 1.000 m2, vì tập tính của cá chình là thích ở nơi  bóng tối, thích ẩn nấp dưới bùn, nên ao nuôi đòi hỏi phải được phát quang kỹ và nạo vét sạch bùn đáy, diệt tạp và bón vôi với liều lượng 60 kg/1000 m2, nguồn nước cấp vào trong ao rất trong và sạch., nước còn được lọc qua lưới có lỗ nhỏ để hạn chế cá tạp. Loại giống thả là cá chình tự nhiên bảo đảm chất lượng, số giống thả 1.000 con, với mật độ 1 con/m2, cỡ giống thả 3 – 4 con/kg.

Trong quá trình thực hiện mô hình cá chình phát triển rất tốt, hoàn toàn phù hợp với điều kiện tự nhiên địa phương. Có điều đáng lưu ý khi nuôi cá chình, do đặc tính ăn động vật tươi sống và sống ở nơi có bóng tối nên cá chình thường chui vào các ống nhựa  PVC đặt sẵn trong ao, qua nhiều ngày lượng thức ăn dư thừa, chất thải của cá nuôi tích tụ đưới đáy ao cũng là nơi đặt các ống nhựa cho cá ẩn nấp nên cá dễ bị bệnh nhiễm khuẩn, tuột nhớt. Vì vậy trong quá trình nuôi ngoài việc định kỳ thay nước thì cứ 20 ngày nên dùng vôi bón xung quanh bờ ao và ao nuôi với liều lượng 30kg/1000m2. Bổ sung vào thức ăn cho cá Vitamin C và các khoáng chất để tăng sức đề kháng. Sau thời gian nuôi 6 tháng cá đạt trọng lượng 0,8 kg/con, tỷ lệ sống đạt 70 %, với sản lượng 560 kg. Dự kiến sau 9 tháng nuôi, cá sẽ đạt 1,5 kg/con, sản lượng đạt 1.050 kg, giá bán bình quân 250.000 đồng/kg, vì đang trong thời điểm giáp tết nên giá cũng khá cao. Với tổng doanh thu là 262.500.000 đồng trừ tất cả chi phí, mô hình đạt lợi nhuận khoảng gần 90 triệu đồng.  Ông Phúc, chủ mô hình tâm sự: “Trong quá trình thực hiện mô hình, tôi thấy cá chình là loài cá tương đối khó nuôi nhưng đã phát triển thích hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương”. Tại buổi hội thảo nghiệm thu mô hình, người người nuôi thủy sản đã rất quan tâm đến đối tượng nuôi mới này và đã cùng trao đổi nhiệt tình với cán bộ kỹ thuật . Đây là mô hình đầu tiên được ứng dụng tại thị xã La Gi, đối tượng cá chình còn khá xa lạ với người nuôi nên cần được tập huấn để hướng dẫn nuôi một cách an toàn và hiệu quả.

Cá chình là đối tượng cá nước ngọt mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, được coi là hàng quý hiếm và đắt tiền. Giá thương phẩm tại thời điểm hiện nay là 300.000đ/kg (trên1kg/con), cao nhất so với các loại đối tượng cá nước ngọt khác. Đặc biệt cá chình nuôi càng lâu thịt càng săn chắc, thơm ngon, cá chình càng lớn giá trị càng cao. Mô hình nuôi cá chình trong ao đất đem lại hiệu quả kinh tế cao sẽ được ứng dụng rộng rãi góp phần làm đa dạng hóa mặt hàng nuôi thủy sản nước ngọt tại địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Chủ động diệt chuột trước khi vào vụ Đông Xuân Chủ động diệt chuột trước khi vào vụ Đông Xuân

Từ đầu mùa mưa năm 2015 đến nay, trên địa bàn tỉnh nói chung và ở huyện Tuy Phước nói riêng ít xảy ra mưa lũ, là điều kiện thuận lợi để chuột phát sinh, phát triển gây hại các loại cây trồng. Bởi vậy, Tuy Phước đang ra sức diệt chuột trước khi bước vào vụ Ðông Xuân 2015-2016.

01/12/2015
Ðóng tàu to, công suất lớn vươn khơi xa Ðóng tàu to, công suất lớn vươn khơi xa

Tam Quan Bắc là 1 trong 6 xã biển của huyện Hoài Nhơn, là địa phương có đội tàu đánh bắt thủy sản xa bờ lớn nhất huyện, với 878 tàu cá tổng công suất 302.080 CV (chiếm gần 50% tổng công suất tàu thuyền hiện có trên địa bàn huyện).

01/12/2015
Phòng chống dịch bệnh GSGC thời điểm cuối năm không được phép chủ quan, lơ là Phòng chống dịch bệnh GSGC thời điểm cuối năm không được phép chủ quan, lơ là

Theo thông báo của Cục Thú y thuộc Bộ NN&PTNT, thời gian gần đây, tại nhiều địa phương trong toàn quốc đã xuất hiện dịch cúm gia cầm (DCGC), dịch lở mồm long móng, dịch “tai xanh” trên đàn gia súc; nguy cơ dịch bệnh bùng phát, lây lan ra diện rộng vào thời điểm cuối năm.

01/12/2015
Ổn định từ nuôi dê Ổn định từ nuôi dê

Nhờ nuôi dê, gia đình ông Hà Phước Khánh (thôn 6, xã Bình Dương, Thăng Bình) có được nguồn thu hàng trăm triệu đồng sau mỗi năm. Đáng kể hơn, từ nguồn thu này, gia đình đã nuôi các con ăn học thành tài.

01/12/2015
Nỗi lo trước mùa vụ Nỗi lo trước mùa vụ

Sáng Chủ nhật vừa rồi, lên xã Điện Thọ, Tư tôi tình cờ gặp vợ chồng anh Sáu Châu Thủy vác cuốc ra đồng. Nghe hỏi đến chuyện chuẩn bị sản xuất vụ đông xuân 2015 - 2016, anh Sáu than phiền: “Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là gia đình tui triển khai gieo sạ 5 sào lúa rồi.

01/12/2015