Người Tiêu Dùng Mỹ Ngày Càng Ưa Chuộng Cá Tra Việt Nam

Ngày 12/9/2011, Hiệp hội Thủy sản Quốc gia Mỹ (NFI) đã công bố danh sách 10 loài thủy sản được ưa chuộng nhất tại Mỹ năm 2010. Theo đó, thứ hạng cá pangasius (cá tra, basa) được tăng một bậc so với năm 2009, đứng vị trí thứ 9.
Năm 2009, lần đầu tiên cá tra, basa Việt Nam lọt vào top 10 loài thủy sản được tiêu thụ nhiều nhất tại Mỹ với lượng tiêu thụ bình quân 0,35 pao/người. Sau 1 năm, loài cá này đã leo lên vị trí thứ 9 với 0,4 pao/người. Ngoài cá pangasius, cá rô phi cũng có sự bứt phá ngoạn mục khi vươn lên vị trí thứ 4 với mức tiêu thụ bình quân loài cá này tăng 20%, từ 1,208 pao/người năm 2009 lên 1,45 pao/người năm 2010.
Cũng giống như cá rô phi, cá tra, basa Việt Nam đã đáp ứng các tiêu chí giá về chất lượng, giá cả và dễ mua. Dù phần lớn người tiêu dùng Mỹ chưa có thông tin nhiều về loài cá này, nhưng họ vẫn ăn thử và ưa chuộng cá tra, basa Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc “con cá vàng” của thủy sản Việt Nam cũng có thể sẽ có một bước tiến xa hơn trên con đường khẳng định vị trí của mình trên thị trường thế giới.
Có thể bạn quan tâm

Trong Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2014-2020 do UBND tỉnh ban hành thì vấn đề tái cơ cấu phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao là một nội dung quan trọng nhằm từng bước nâng cao giá trị gia tăng, tăng năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp.

Liên Bộ Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông tư liên tịch số 17/2015/TTLT-BNNPTNT-BTC hướng dẫn phương pháp xác định giá trị rừng trồng, vườn cây để sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.

Ngày 24/4, Trung tâm Chất lượng Nông lâm - Thủy sản vùng 3 (Khánh Hòa) đã cấp giấy chứng nhận VietGap cho sản phẩm lúa của Tổ hợp tác (THT) sản xuất lúa cánh đồng mẫu xã Buôn Choáh (Krông Nô). Kết quả này không chỉ là sự ghi nhận những nỗ lực của người dân mà sẽ mở ra một hướng mới, hiệu quả trong sản xuất lúa, gạo ở địa phương này.
Những năm gần đây trên địa bàn TP.Cao Lãnh xuất hiện nhiều mô hình hay về phát triển nông nghiệp ở đô thị như: mô hình trồng hoa lan, trồng nấm bào ngư, trồng xoài theo hướng an toàn...
Quá trình khai thác những sản phẩm nông nghiệp thế mạnh đồng hành cùng Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh, huyện Tháp Mười tiến đến đổi mới tổ chức sản xuất, đẩy mạnh liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; ứng dụng hoa học công nghệ, sản xuất an toàn.