Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cách Làm Hay Để Trẻ Hóa Vườn Điều

Cách Làm Hay Để Trẻ Hóa Vườn Điều
Ngày đăng: 27/06/2014

Đó là cách ghép cải tạo vườn điều già cỗi của gia đình anh Hoàng Trọng Thủy ở thôn Thanh Long, xã Long Hà (Bù Gia Mập - Bình Phước).

Sau hơn 20 năm gắn bó với cây điều, anh đã tìm tòi, nghiên cứu phương pháp ghép mới. Anh lấy chồi của những cây điều sai trái ghép vào các cây điều già. Chồi ghép trên thân cây điều già phát triển rất tốt. Sau khoảng 9 tháng đã cho trái.

Vườn điều của gia đình anh đã được các đoàn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và nông dân địa phương tới tham quan, học tập. Hiện ở thôn Thanh Long có gần 30 ha điều già đang được “trẻ hóa” theo cách ghép trên.

Theo anh Thủy, để ghép đạt hiệu quả nên chọn trên cành lớn 1-2 nụ nhỏ thích hợp, sau đó cắt cành lớn. Vết cắt cách nụ ghép khoảng 5-10cm. Chọn các nụ khỏe mạnh từ cây giống sai trái để ghép. Sau đó theo dõi và chăm sóc cho nụ phát triển.

Nên ghép vào đầu mùa mưa, vì độ ẩm cao thích hợp cho cây và nụ phát triển. Chồi ghép có sức đề kháng tốt, ra nhiều hoa, nhiều đợt và tỷ lệ đậu trái cao. Hạt điều ghép to, đều, chắc và không bị đen, trung bình khoảng 120 hạt/kg.

Vì không có điều kiện đầu tư nhiều nên anh Thủy chỉ ghép từng cây, từng cành một. Trong quá trình chuyển đổi, ghép cải tạo, anh so sánh năng suất các giống điều ghép giữa các cây với nhau và chọn ra giống đạt năng suất cao nhất để lấy chồi ghép cải tạo. Từ khi anh ghép thử, chăm sóc, khoảng 4 năm trở lại đây, bình quân điều đạt 3 tấn/ha. Gốc điều già cũng đủ dinh dưỡng nuôi chồi ghép nên chi phí đầu tư phân bón không thay đổi, chỉ tốn công ghép.

Theo ông Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, đây là mô hình điều ghép cải tạo mới. Tuy nhiên, cách làm này mới chỉ là chọn lọc giống trong vườn gia đình, chưa quan tâm tới công tác chọn giống khoa học để tạo ra vườn điều đồng nhất cho năng suất cao hơn. Các cơ quan nghiên cứu cần đánh giá mô hình để đưa ra quy trình chuẩn hướng dẫn nông dân làm theo.


Có thể bạn quan tâm

Về Vụ Cá Chết Hàng Loạt Tại Xã Gia Thủy, Nho Quan (Ninh Bình) Về Vụ Cá Chết Hàng Loạt Tại Xã Gia Thủy, Nho Quan (Ninh Bình)

Trung tâm chẩn đoán Thú y T.Ư (thuộc Cục Thú Y - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa cho biết, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cá chết hàng loạt tại xã Gia Thủy (huyện Nho Quan - Ninh Bình) là do vi rút gây bệnh xuất huyết mùa xuân (SCV) trên mẫu bệnh phẩm cá trắm cỏ tại cơ sở nuôi cá của anh Nguyễn Văn Kiên (xã Gia Thủy, Nho Quan).

26/09/2013
Nuôi Tôm Rạ, Tôm Cỏ Ăn Chắc Nuôi Tôm Rạ, Tôm Cỏ Ăn Chắc

Có thể so sánh mô hình nuôi trồng thủy sản kiểu mới này ở huyện Bình Đại (Bến Tre) cũng giống như mô hình chăn nuôi bằng đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo, gà ở các huyện trong tỉnh. Mô hình này có nhiều ưu điểm là ít vốn, an toàn, ăn chắc, bảo vệ môi trường, phù hợp với bà con nông dân khi không đủ vốn để nuôi tôm theo hướng công nghiệp.

29/09/2013
Thí Điểm Bảo Hiểm Nông Nghiệp Thí Điểm Bảo Hiểm Nông Nghiệp

Doanh nghiệp bảo hiểm than thua lỗ, chậm trễ trong việc bồi thường tiền bảo hiểm cho nông dân vì họ cho rằng một số hộ dân có dấu hiệu trục lợi qua việc bồi thường bảo hiểm.

29/09/2013
Vượt Khó Khăn, Chuyển Hướng Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Vượt Khó Khăn, Chuyển Hướng Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản

Trước khi chia tách địa giới hành chính, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) là một trong những vùng trọng điểm nuôi trồng thủy sản (NTTS) của thành phố. Huyện xây dựng đề án NTTS quy mô lớn với quy hoạch 3 vùng nuôi nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Từ khi chia tách địa giới hành chính đến nay, phát triển thủy sản của Kiến Thụy gặp khó khăn do quy hoạch bị phá vỡ.

29/09/2013
Vùng Nuôi Thủy Sản Tập Trung Bắc Sông Cửu An Vùng Nuôi Thủy Sản Tập Trung Bắc Sông Cửu An

Hiện nay, người nuôi cá thuộc dự án nuôi thủy sản tập trung bắc sông Cửu An (Ninh Giang - Hải Dương) đang gặp khó khăn về giao thông, nguồn nước...

29/09/2013