Cách Làm Hay Để Trẻ Hóa Vườn Điều

Đó là cách ghép cải tạo vườn điều già cỗi của gia đình anh Hoàng Trọng Thủy ở thôn Thanh Long, xã Long Hà (Bù Gia Mập - Bình Phước).
Sau hơn 20 năm gắn bó với cây điều, anh đã tìm tòi, nghiên cứu phương pháp ghép mới. Anh lấy chồi của những cây điều sai trái ghép vào các cây điều già. Chồi ghép trên thân cây điều già phát triển rất tốt. Sau khoảng 9 tháng đã cho trái.
Vườn điều của gia đình anh đã được các đoàn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và nông dân địa phương tới tham quan, học tập. Hiện ở thôn Thanh Long có gần 30 ha điều già đang được “trẻ hóa” theo cách ghép trên.
Theo anh Thủy, để ghép đạt hiệu quả nên chọn trên cành lớn 1-2 nụ nhỏ thích hợp, sau đó cắt cành lớn. Vết cắt cách nụ ghép khoảng 5-10cm. Chọn các nụ khỏe mạnh từ cây giống sai trái để ghép. Sau đó theo dõi và chăm sóc cho nụ phát triển.
Nên ghép vào đầu mùa mưa, vì độ ẩm cao thích hợp cho cây và nụ phát triển. Chồi ghép có sức đề kháng tốt, ra nhiều hoa, nhiều đợt và tỷ lệ đậu trái cao. Hạt điều ghép to, đều, chắc và không bị đen, trung bình khoảng 120 hạt/kg.
Vì không có điều kiện đầu tư nhiều nên anh Thủy chỉ ghép từng cây, từng cành một. Trong quá trình chuyển đổi, ghép cải tạo, anh so sánh năng suất các giống điều ghép giữa các cây với nhau và chọn ra giống đạt năng suất cao nhất để lấy chồi ghép cải tạo. Từ khi anh ghép thử, chăm sóc, khoảng 4 năm trở lại đây, bình quân điều đạt 3 tấn/ha. Gốc điều già cũng đủ dinh dưỡng nuôi chồi ghép nên chi phí đầu tư phân bón không thay đổi, chỉ tốn công ghép.
Theo ông Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, đây là mô hình điều ghép cải tạo mới. Tuy nhiên, cách làm này mới chỉ là chọn lọc giống trong vườn gia đình, chưa quan tâm tới công tác chọn giống khoa học để tạo ra vườn điều đồng nhất cho năng suất cao hơn. Các cơ quan nghiên cứu cần đánh giá mô hình để đưa ra quy trình chuẩn hướng dẫn nông dân làm theo.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, tại xã Sơn Bình (huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu) nhiều hộ nông nhân đã thành công với mô hình nuôi nai.Đây là mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, có đời sống khá giả.

Những ngày gần đây, liên tục có thêm các tỉnh, thành phố công bố xuất hiện các ổ dịch cúm gia cầm. Tại TP Phan Thiết (Bình Thuận) nói riêng cũng như cả tỉnh nói chung, công tác phòng chống dịch đang được tích cực triển khai nhưng giá cả và sức mua mặt hàng này đã tụt dốc, khiến người nuôi lỗ nặng.

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Xây dựng biện pháp kỹ thuật trồng tỏi trên vùng đất cát ven biển tỉnh Khánh Hòa" được Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Khánh Hòa thực hiện trong giai đoạn 2012-2014. Sau thành công của mô hình trồng thử nghiệm trong vụ đông xuân năm 2012 – 2013, đề tài tiếp tục được mở rộng và đạt kết quả khả quan.

Vùng đất cát ven biển Phan Rang, Ninh Hải (Ninh Thuận) thời tiết quanh năm nắng gió rất thuận lợi cho nghề trồng tỏi phát triển.

Cây tỏi sạch bệnh hơn, năng suất cao hơn trong khi lượng giống và phân bón giảm, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn... Đó là kết quả nổi bật của đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Xây dựng biện pháp kỹ thuật trồng tỏi trên vùng đất cát ven biển tỉnh Khánh Hòa”.