Cách Làm Hay Để Trẻ Hóa Vườn Điều

Đó là cách ghép cải tạo vườn điều già cỗi của gia đình anh Hoàng Trọng Thủy ở thôn Thanh Long, xã Long Hà (Bù Gia Mập - Bình Phước).
Sau hơn 20 năm gắn bó với cây điều, anh đã tìm tòi, nghiên cứu phương pháp ghép mới. Anh lấy chồi của những cây điều sai trái ghép vào các cây điều già. Chồi ghép trên thân cây điều già phát triển rất tốt. Sau khoảng 9 tháng đã cho trái.
Vườn điều của gia đình anh đã được các đoàn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và nông dân địa phương tới tham quan, học tập. Hiện ở thôn Thanh Long có gần 30 ha điều già đang được “trẻ hóa” theo cách ghép trên.
Theo anh Thủy, để ghép đạt hiệu quả nên chọn trên cành lớn 1-2 nụ nhỏ thích hợp, sau đó cắt cành lớn. Vết cắt cách nụ ghép khoảng 5-10cm. Chọn các nụ khỏe mạnh từ cây giống sai trái để ghép. Sau đó theo dõi và chăm sóc cho nụ phát triển.
Nên ghép vào đầu mùa mưa, vì độ ẩm cao thích hợp cho cây và nụ phát triển. Chồi ghép có sức đề kháng tốt, ra nhiều hoa, nhiều đợt và tỷ lệ đậu trái cao. Hạt điều ghép to, đều, chắc và không bị đen, trung bình khoảng 120 hạt/kg.
Vì không có điều kiện đầu tư nhiều nên anh Thủy chỉ ghép từng cây, từng cành một. Trong quá trình chuyển đổi, ghép cải tạo, anh so sánh năng suất các giống điều ghép giữa các cây với nhau và chọn ra giống đạt năng suất cao nhất để lấy chồi ghép cải tạo. Từ khi anh ghép thử, chăm sóc, khoảng 4 năm trở lại đây, bình quân điều đạt 3 tấn/ha. Gốc điều già cũng đủ dinh dưỡng nuôi chồi ghép nên chi phí đầu tư phân bón không thay đổi, chỉ tốn công ghép.
Theo ông Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, đây là mô hình điều ghép cải tạo mới. Tuy nhiên, cách làm này mới chỉ là chọn lọc giống trong vườn gia đình, chưa quan tâm tới công tác chọn giống khoa học để tạo ra vườn điều đồng nhất cho năng suất cao hơn. Các cơ quan nghiên cứu cần đánh giá mô hình để đưa ra quy trình chuẩn hướng dẫn nông dân làm theo.
Có thể bạn quan tâm

Tháng 6/2013, Hợp tác xã (HTX) Ðồng Tiến ở xã Ðắk Sin (Đắk R’lấp - Đăk Nông) đã huy động vốn của xã viên được trên 20 tỷ đồng để đầu tư nuôi heo sinh sản và heo thịt theo mô hình khép kín an toàn dịch bệnh và hiện nay đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Để giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu sữa ngoại nhập khẩu, trong đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi Việt Nam, Bộ NN-PTNT đặt ra chỉ tiêu tăng số lượng đàn bò sữa đạt 500.000 con vào năm 2020 để có sản lượng sữa khoảng 1 triệu tấn sữa tươi mỗi năm.

Từ khi cao su xuống giá, nhiều nông dân đã tìm cây trồng thay thế. Nhiều hộ bắt đầu trồng những cây có hướng kinh tế cao hơn, trong đó nổi lên là cây sưa đỏ. Những lời đồn thổi về giá trị của cây sưa đỏ trưởng thành đã khiến không ít nông dân ồ ạt chạy theo.

Nhiều hộ đã chịu khó tìm tòi đầu tư con giống, xây dựng chuồng trại quy mô và nhím được coi là vật nuôi mang lại nguồn thu nhập đáng kể, thậm chí là “khủng” cho người dân nơi đây, có không ít hộ giàu lên nhờ nuôi nhím. Còn giờ đây, giá nhím rớt thê thảm, khiến nhiều hộ chăn nuôi con vật này rơi vào cảnh “dở khóc dở cười”.

Những ngày qua, hàng trăm hecta cà phê trên địa bàn xã Tam Bố, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng bị rụng trái hàng loạt. Người trồng cà phê ở đây rất lo lắng, vì chưa có biện pháp xử lý. Trong khi đó, cơ quan chức năng cũng chưa xác định được nguyên nhân của tình trạng này để hướng dân cho nông dân.