Các Nước Đang Cố Gắng Cắt Giảm Sản Lượng Khai Thác Cá Ngừ

Trong việc đấu thầu để giảm sản lượng khai thác các loài cá ngừ quan trọng ở khu vực Trung Tây Thái Bình Dương (cá ngừ vằn, cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to), Tổ chức Diễn đàn Nghề cá Thái Bình Dương (FFA) đang thử nghiệm Đề án Ngày hoạt động của tàu (VDS).
VDS - mặc dù chỉ được thử nghiệm ở các nước tham gia Hiệp định Nauru - là một sáng kiến cho phép chủ tàu mua và trao đổi ngày được phép khai thác trong vùng biển của các nước này và họ chỉ được phép khai thác vào những ngày này.
Mục đích của VDS là để hạn chế và làm giảm sản lượng khai thác các loài cá ngừ mục tiêu, và tăng tỉ suất lợi nhuận từ hoạt động đánh bắt cá thông qua việc thu phí cấp phép khai thác của các quốc gia khai thác ngoài khơi (DWFNs).
Tổng phân bổ ngày đánh bắt cá được thiết lập và phân bổ giữa các thành viên các nước quốc đảo Thái Bình Dương trong thời gian từ 1 đến 3 năm trước.
Các quốc gia thử nghiệm sáng kiến này là quần đảo Solomon, Tuvalu, Kiribati, Marshall Islands, PNG, Nauru, Micronesia và Palau.
Có thể bạn quan tâm

Một nhà chế biến tôm ở Anh cho rằng người tiêu dùng nước này sẽ ngừng mua tôm nước lạnh ở các mức giá bán lẻ hiện tại vì tôm nước ấm có giá tốt hơn.

Kể từ khi Nghị định 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lí phân bón có hiệu lực, những tưởng thị trường phân bón sẽ quy củ, dễ thở hơn, nhưng thực tế cho thấy các đơn vị nhỏ và siêu nhỏ không ít đi mà ngược lại mọc ra như nấm.

Sự ra đời của Nghị định 36/2014/NĐ-CP, đã có những tác động tích cực đối với ngành hàng cá tra.

Ở đất nước sống dựa vào nguồn thực phẩm từ cá, nghệ thuật đánh bắt và bảo quản cá của Nhật đã đạt đến mức tinh xảo.

Cua đá khỏe, dễ nuôi, năng suất cao, ít dịch bệnh nên người nuôi không cần phải tốn nhiều kinh phí đầu tư và ít tốn công chăm sóc. Hiệu quả từ mô hình nuôi cua đá đang mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân đảo Phú Quý.