Các Nước Bắc Thái Binh Dương Đồng Ý Cắt Giảm 50% Sản Lượng Khai Thác Cá Ngừ Chưa Trưởng Thành

Các quốc gia và lãnh thổ có hoạt động khai thác ở phía Bắc Thái Bình Dương đã đồng ý cắt giảm 50% sản lượng cá ngừ vây xanh chưa trưởng thành nhằm tăng gấp đôi trữ lượng cá ngừ của đại dương trong hơn 10 năm.
Một cuộc họp tiểu ban kéo dài 4 ngày của Ủy ban Nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương (WCPFC) được tổ chức tại Fukuoka, phía tây nam Nhật Bản, nơi mà đề nghị của Tokyo về việc giảm sản lượng đánh bắt trung bình từ 2002-2004 đã được thống nhất.
Các nước tham gia, bao gồm cả Hàn Quốc, Mỹ, Canada, Đài Loan và Nhật Bản - những nước tiêu thụ cá ngừ lớn nhất thế giới - đang hy vọng động thái này sẽ giúp bảo vệ các loài đang có nguy cơ cao.
Các nhóm ở vùng lãnh thổ phía bắc thuộc quyền quản lý của WCPFC sẽ trình bày kế hoạch này tại hội nghị hàng năm của tổ chức vào tháng 12, cùng với một kế hoạch phục hồi trong 10 năm đối với cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương, bắt đầu vào năm 2015.
Tokyo đã miễn cưỡng giảm sản lượng khai thác, mặc dù bằng chứng khoa học đã cho thấy trữ lượng cá đang ở mức nguy hiểm.
Tuy nhiên, sự thay đổi trong chính sách của Nhật Bản đối với việc bảo tồn một cách triệt để hơn ra sau khi thẩm định ở quy mô quốc tế một cách độc lập được thực hiện hồi năm ngoái, cho thấy trữ lượng cá ngừ vây xanh, được những người yêu thích sushi đánh giá cao, đã giảm 96% so với mức ban đầu.
Hầu hết các hoạt động khai thác đều bị lẫn cá con, đẩy các loài tiến gần tới sự tuyệt chủng.
Kế hoạch đã được thông qua cho thấy số lượng cá ngừ chưa trưởng thành - có trọng lượng dưới 30 kg - đang sụt giảm nên Nhật Bản có thể cắt giảm khai thác khoảng 4.000 tấn một năm.
Theo kế hoạch, trữ lượng cá ngừ vây xanh của đại dương sẽ tăng gấp đôi trong thập kỷ đạt 43.000 tấn.
Có thể bạn quan tâm

Phát triển “nóng” hoạt động chế biến, kinh doanh trong khi diện tích vườn trồng ngày càng giảm, năng suất thấp, khiến ngành điều ngày càng phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Thấy dịch tai xanh và bệnh lở mồm long móng hay bùng phát nên vợ chồng anh Bảy Chiêm Sơn ở xã Duy Trinh (huyện Duy Xuyên) không dám nuôi heo, bò. Đầu tháng 1 dương lịch vừa rồi, anh Bảy mua 1.000 vịt con về thả nuôi thịt mong kiếm thêm nguồn thu nhập. Nuôi được 2 tuần, lo sợ dịch cúm gia cầm gây hại, anh mua vắc xin tiêm phòng cho toàn bộ số vịt ấy.

Ở thủ phủ cây điều Bình Phước thì Thạch Don không phải là người có nhiều đất. Gia đình anh hiện có 11ha đất, trong đó đã có 3ha cao su, vậy mà bình quân mỗi năm vẫn thu hơn 20 tấn điều nhân.

Ông Văn Bá Năm - Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Duy Xuyên cho biết, do từ đầu vụ đến nay không có mưa nên mực nước các hồ chứa xuống thấp, sông suối cạn kiệt, hàng trăm héc ta lúa đông xuân trên địa bàn huyện có nguy cơ thiếu nước tưới trong giai đoạn trỗ.

Nằm lọt thỏm giữa thung lũng Ahúch (Tây Giang), nổi bật lên một màu xanh mơn mởn của những ngọn lúa non - cái cây mà người dân nơi đây gọi là “cây no đủ”.