Các Nhóm Tác Nhân Gây Bệnh Trong Sản Xuất Giống Thủy Sản

Trong nuôi trồng thủy sản nói chung và sản xuất giống thủy sản nói riêng, điều kiện xuất hiện bệnh có khi xuất hiện riêng lẻ hoặc đồng thời 3 yếu tố.
Ba yếu tố này gồm: tồn tại mầm bệnh nguy hiểm trong môi trường hoặc ấu trùng đã nhiễm bệnh, sức khỏe của ấu trùng không tốt, chất lượng môi trường nước không phù hợp với sự phát triển của ấu trùng. Đặc biệt, khi 3 yếu tố này xuất hiện đồng thời thì bệnh xảy ra là khó tránh khỏi.
Nguyên nhân gây bệnh có thể là yếu tố sinh vật hoặc vô sinh như môi trường, dinh dưỡng… Nguyên nhân hữu sinh gồm các nhóm sinh vật gây bệnh trên vật nuôi nói chung và ấu trùng nói riêng. Tùy theo nhóm loài, mức độ và cường nhiễm mà có thể gây thiệt hại với các mức độ khác nhau.
Nhóm virus: nhóm sinh vật có kích thước rất nhỏ, cấu tạo tế bào đơn giản, không có khả năng sinh sản trong môi trường tổng hợp nhưng khi tấn công được vào tế bào vật chủ thì mức độ phân bào rất nhanh và phát tác rất mạnh, vì vậy dễ dàng tạo thành dịch bệnh lớn và gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế. Hầu hết chưa tìm được thuốc trị bệnh do virus gây ra, chủ yếu áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh chung để hạn chế dịch bệnh.
Nhóm vi khuẩn: thường xuyên có mặt trong môi trường. Bệnh xuất hiện khi kèm theo các yếu tố bất lợi khác như môi trường nhiễm bẩn, ấu trùng đã bị bệnh khác như nấm, ký sinh trùng… Bệnh có thể gây chết hoặc làm cho ấu trùng chậm lớn, mức độ thiệt hại tùy theo cường độ nhiễm. Có thể chữa khỏi bằng các loại thuốc, hóa chất. Phần lớn hiệu quả điều trị không cao nhưng chi phí lớn.
Nấm: rất phổ biến trong sản xuất giống thủy sản, đặc biệt khi chất lượng nước xấu, ô nhiễm hữu cơ. Mặc dù không gây dịch lớn, không gây chết hàng loạt nhưng việc chữa trị dứt điểm rất khó và gây chết rải rác, tỉ lệ sống của ấu trùng rất thấp, ấu trùng chậm lớn.
Nhóm ký sinh trùng: rất phổ biến trong sản xuất giống thủy sản, có thể gây chết hàng loạt hoặc rải rác, ấu trùng chậm lớn. Mức độ gây thiệt hại về kinh tế không cao, thường xử lý bằng các loại hóa chất chuyên trị nhưng khó dứt điểm, dễ tái phát.
Nhóm Riketsia và Clamydia: là nhóm trung gian giữa virus và vi khuẩn, hiện nay ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về nhóm này. Tuy nhiên, bước đầu nghiên cứu cho thấy nhóm này cũng gây bệnh trên giáp xác và cá ở tất cả các giai đoạn…
Nhóm yếu tố vô sinh cũng có thể gây bệnh ở các giai đoạn phát triển của vật nuôi thủy sản bao gồm giai đoạn giống và thương phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2013, công ty xuất bán cá thương phẩm được trên 14 tấn, đạt doanh thu trên 2,2 tỷ đồng. Dự kiến đến cuối năm 2018, công ty sẽ hoàn thành lắp đặt và đưa vào sử dụng 174 lồng, với tổng diện tích 74.800 m2 mặt lồng, số lượng cá giống khoảng 600.000 con, đồng thời xây dựng khu chế biến xuất khẩu cá đông lạnh tại xã Nam Ka quy mô 3-4 ha, công suất 200 tấn/năm cho thị trường Nga và EU, với tổng vốn đầu tư gần 297 tỷ đồng.

Mô hình nuôi cá rô đồng thời gian qua đã mang lại giá trị kinh tế cao cho nhiều người nuôi. Nhận biết đặc điểm cá rô đồng cái sinh trưởng và phát triển nhanh hơn cá đực, qua đó, để tạo ra con giống chất lượng, góp phần nâng cao hơn hiệu quả sản xuất cho bà con, Trung tâm KHKT&SX Giống thuỷ sản Quảng Ninh đã nghiên cứu thành công phương pháp sản xuất giống cá rô đồng toàn cái bằng phương pháp tạo cá đực đặc biệt.

Cách đây ít năm thôn Liên Minh, xã Trân Châu, huyện Cát Hải, tỉnh Hải Phòng được coi là “đảo của đảo” vì biệt lập với bên ngoài bởi các rặng núi đá cao vút. Chính vị trí địa lý đặc biệt ấy tạo nên một vùng tiểu khí hậu, thổ nhưỡng riêng và giống gà bản địa thuần chủng – mà tên của thôn đã được đặt cho giống gà này: Gà Liên Minh.

Để quản lý tốt các cơ sở nuôi nhốt động vật hoang dã, việc phối hợp chặt chẽ giữa ngành chức năng với chính quyền địa phương, bà con chăn nuôi nhằm làm rõ ràng nguồn gốc gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn là việc làm quan trọng.

Nhằm xây dựng mô hình làm kinh tế mới trong đoàn viên thanh niên và ngoài quần chúng nhân dân, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho đoàn viên thanh niên và nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới.