Các nhà rang xay thế giới cảnh báo cà phê Việt Nam

Theo thông tin từ Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam, mặc dù cà phê Việt Nam có nhiều ưu điểm nổi trội, được khách hàng quốc tế ưa chuộng vì mùi vị thơm ngọt nhưng còn thiếu độ đồng đều.
Bởi lẽ, theo các nhà rang xay thế giới, năm nào các đơn vị sản xuất và kinh doanh cà phê Việt Nam cũng chuyển cà phê vụ cũ sang vụ mới.
Do vậy, họ khuyến nghị các doanh nghiệp Việt muốn có chỗ đứng trên thị trường thì không nên trộn lẫn vụ mới với vụ cũ với nhau. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng và mùi vị của cà phê.
Hiện cà phê Robusta của Việt Nam được thị trường thế giới ưa chuộng hơn so với Conillon của Brazil.
Còn Arabica của Đà Lạt, trước đó hồi tháng 6 đã được Starbucks đưa vào hệ thống cửa hàng với giá trên 50 USD một kg.
7 tháng đầu năm, do ảnh hưởng của thời tiết, sản lượng cà phê sụt giảm khiến xuất khẩu chỉ đạt 788.000 tấn với kim ngạch 1,7 tỷ USD, giảm 30,5% về lượng và giảm 27% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
Có thể bạn quan tâm

“Nhờ cần cù, chịu khó và ham học hỏi, lại mạnh dạn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào trồng trọt nên hai hội viên Trần Tấn Hiếu và Võ Thi đều có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm”

Gia đình bà Bùi Thị Mầu, khu phố Hoà Tháp, phường Đông Mai, TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh sau nhiều năm gặp khó khăn do đầu tư trồng cây vải thiều với chi phí chăm sóc lớn, cộng với việc tiêu thụ quả vải gặp trở ngại.

Ở phía Bắc, nói tới nhãn, người ta chỉ nghĩ tới nhãn lồng Hưng Yên. Không nhiều người biết miền núi phía Bắc mới là "thủ phủ nhãn".
Sản xuất rải vụ cây nhãn đã đem lại những hiệu quả bước đầu, đồng thời tạo cơ hội hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt mở cửa thị trường xuất khẩu nhiều tiềm năng của trái cây đặc sản này.

Trong khi hàng vạn nông dân trong cả nước vẫn đang lao đao với câu chuyện “được mùa rớt giá” khi vào vụ thu hoạch rộ, trái cây hái bán không kịp, giá rẻ như cho