Các nhà rang xay thế giới cảnh báo cà phê Việt Nam

Theo thông tin từ Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam, mặc dù cà phê Việt Nam có nhiều ưu điểm nổi trội, được khách hàng quốc tế ưa chuộng vì mùi vị thơm ngọt nhưng còn thiếu độ đồng đều.
Bởi lẽ, theo các nhà rang xay thế giới, năm nào các đơn vị sản xuất và kinh doanh cà phê Việt Nam cũng chuyển cà phê vụ cũ sang vụ mới.
Do vậy, họ khuyến nghị các doanh nghiệp Việt muốn có chỗ đứng trên thị trường thì không nên trộn lẫn vụ mới với vụ cũ với nhau. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng và mùi vị của cà phê.
Hiện cà phê Robusta của Việt Nam được thị trường thế giới ưa chuộng hơn so với Conillon của Brazil.
Còn Arabica của Đà Lạt, trước đó hồi tháng 6 đã được Starbucks đưa vào hệ thống cửa hàng với giá trên 50 USD một kg.
7 tháng đầu năm, do ảnh hưởng của thời tiết, sản lượng cà phê sụt giảm khiến xuất khẩu chỉ đạt 788.000 tấn với kim ngạch 1,7 tỷ USD, giảm 30,5% về lượng và giảm 27% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, nghề nuôi trồng thuỷ sản của Quảng Ninh đã có những bước phát triển đáng kể, diện tích nuôi không ngừng được mở rộng trên cả 3 vùng nuôi mặn, lợ và nuôi nước ngọt. Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành chức năng, nghề nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của ngành, còn bộc lộ nhiều hạn chế. Tính bền vững của nghề nuôi còn thấp.

Gần đây, Trung tâm Khuyến nông quốc gia và Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Quảng Nam đã triển khai nhiều phương tiện kỹ thuật mới, hỗ trợ tích cực việc đánh bắt thủy hải sản của ngư dân Núi Thành.

Ông Lê Văn Sử, Bí thư Huyện ủy Ngọc Hiển (Cà Mau), cho biết: Hơn nửa tháng qua, vùng nuôi nghêu thương phẩm trên địa bàn xã Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển) xuất hiện nhiều nghêu giống, sò huyết giống, thu hút hàng ngàn người đến khai thác.

Ngư dân Bình Định đã phát hiện ra cách câu và đánh bắt cá ngừ đại dương mới mà mỗi chuyến biển đạt trên 100 con là “chuyện thường ngày.”

Từ cánh đồng của nông dân tới giai đoạn chế biến, mỗi năm có khoảng 1 triệu tấn lúa ở ĐBSCL bị thất thoát, tương đương với khoảng 5% tổng lượng lúa thu hoạch. Các chuyên gia đã tính toán, chuỗi thất thoát đã làm giảm giá trị của xuất khẩu gạo Việt Nam khoảng 500 triệu USD