Các Mặt Hàng Xuất Khẩu Chủ Lực Giảm Mạnh

Kim ngạch xuất - nhập khẩu qua các cửa khẩu trong tỉnh đạt 24,5 triệu USD, bằng 12,9% kế hoạch và giảm 56% so với cùng kỳ năm trước.
Theo thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang, đến thời điểm này, kim ngạch XK của tỉnh mới đạt 77,68 triệu USD, chỉ bằng 11,6% kế hoạch năm và giảm 41,23% so với cùng kỳ.
Hầu hết các mặt hàng XK chủ lực của tỉnh như: gạo, tôm đông, cá đông, mực, bạch tuộc đông… đều giảm từ 20% đến 55%. Kim ngạch xuất - nhập khẩu qua các cửa khẩu trong tỉnh đạt 24,5 triệu USD, bằng 12,9% kế hoạch và giảm 56% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân XK gạo giảm do đang mất dần các thị trường truyền thống như: Trung Quốc, châu Phi, Indonesia… Về thuỷ sản thì nhiều DN gặp khó khăn do thiếu vốn và thiếu nguyên liệu chế biến.
Có thể bạn quan tâm

Tỉnh Bình Định vừa cấp phép triển khai thí điểm mô hình đánh bắt cá ngừ đại dương theo chuỗi từ khai thác đến thu mua và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản cho 5 hộ dân địa phương.

Đây là mục tiêu được đặt ra tại Đề án khung sản phẩm quốc gia "Sản phẩm cá da trơn Việt Nam chất lượng cao và các sản phẩm chế biến từ cá da trơn” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng.

Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh vừa giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính nghiên cứu ưu tiên phân bổ vốn cho các chính sách, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, khai thác thủy sản.

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên trong những năm tới Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ chuyển thêm 90.000 héc ta đất nông nghiệp bị ngập mặn sang nuôi trồng thủy sản.

Ngoài nhập nguyên con, còn có nguồn thịt tươi về bằng máy bay, đông lạnh khiến giá bán lẻ thịt bò Úc chênh lệch rất lớn tại các điểm bán, làm người tiêu dùng hoa mắt.