Các lều nước mắm nhộn nhịp trong vụ cá nam

Những ngày qua, nhà lều sản xuất nước mắm của ông Nguyễn Hữu Dũng - phường Phú Hài tấp nập những chuyến xe cá cơm ra vào. Tính đến thời điểm này, tổng lượng cá cần muối chượp của cơ sở ông là gần 250 tấn đều đã được chứa đầy trong các mái chượp.
Điều này trái hẳn tình trạng đìu hiu trong mùa cá nam năm ngoái, khi nguồn nguyên liệu cá giảm sút nên ông chỉ sử dụng 50% công suất các nhà lều. “Trong những ngày đầu vụ cá nam tôi cũng lo thiếu hụt nguồn nguyên liệu như năm trước.
Nhưng bắt đầu từ tháng 6 (âm lịch), lượng cá cơm nhiều và kéo dài giúp các cơ sở sản xuất nước mắm như tôi thấy vui hẳn. Với gần 250 tấn cá được thu mua, dự tính năm nay cơ sở sẽ sản xuất hơn 300 ngàn lít nước mắm” - ông Nguyễn Hữu Dũng - Công ty TNHH nước mắm Bà Hai cho biết.
Hiện nay, hầu hết các cơ sở chế biến nước mắm trên địa bàn thành phố Phan Thiết đều đã thu mua đạt trên 70% nhu cầu cá cơm cần muối, có cơ sở đã đủ 100%. Mặc dù lượng cá dồi dào, nhưng điều đáng mừng cho bà con ngư dân là giá cá thu mua không giảm, thậm chí có xu hướng tăng nhẹ so cùng kỳ 2014.
Cụ thể, giá cá cơm năm nay được các thương lái thu mua từ 7.000 - 10.000 đồng/kg dành cho loại muối mắm, và trên 10.000 đồng dành cho loại sấy, hấp. Mức giá này cao hơn từ 700 đến 1.000 đồng/kg so với năm trước. Khai thác được mùa, giá thu mua ổn định giúp bà con ngư dân yên tâm bám biển.
Năm 2015 là năm hiếm hoi mà các cơ sở sản xuất nước mắm ở Phan Thiết “dễ thở” về nguồn nguyên liệu. Còn nhớ, cách đây 3, 4 năm, nhiều cơ sở làng nghề nước mắm Phú Hài, Thanh Hải phải “treo” lều vì không mua được nguyên liệu cá cơm, do nhiều thương lái ồ ạt tìm mua để xuất sang nước ngoài.
Đến năm 2014, sản lượng cá cơm giảm mạnh khiến nhiều cơ sở không đủ nguyên liệu sản xuất, một số doanh nghiệp phải sản xuất cầm chừng. Số khác buộc phải sử dụng thêm nguyên liệu khác là con cá nục để muối đủ lượng nước mắm giao cho khách hàng. Trong khi đó, việc sử dụng cá nục để muối vừa kéo dài thời gian ủ, chất lượng lại không cao. Trong vụ cá nam năm nay, những con tàu đầy ắp cá cơm liên tục cập cảng Phan Thiết.
Có thể bạn quan tâm

Do đặc thù khí hậu nên phần lớn các chủng loại hoa kiểng thế mạnh ở Sa Đéc đều là loại hoa nhiệt đới. Vì vậy, nhu cầu của thị trường về các loài hoa ôn đới là rất cao. Hiện nay, phần lớn các sản phẩm hoa ôn đới Sa Đéc được tiêu thụ tại TP.Sa Đéc đều được nhập từ Đà Lạt và Hà Nội, vì vậy giá thành của các loại hoa ôn đới khá cao so với các giống hoa nhiệt đới có tại địa phương.

Ngày 12/2, Trung tâm Ứng dụng công nghệ cao tỉnh tổ chức hội thảo đánh giá giống lúa vụ đông xuân 2014-2015. Hội thảo nhằm mục tiêu đánh giá, tuyển chọn và giới thiệu các giống lúa mới triển vọng đã qua khảo nghiệm có năng suất cao, thích nghi với điều kiện canh tác, giúp nông dân lựa chọn những giống lúa phù hợp trong sản xuất.

Cụ thể hóa mục tiêu này, cơ quan có thẩm quyền của tỉnh đã đầu tư hạ tầng cơ sở nhân giống, tạo giống thủy sản, trong đó có Trung tâm Giống thủy sản Gia Lai. Được đưa vào hoạt động giữa năm 2012 nhưng do yếu tố khách quan nên đến đầu năm 2013, Trung tâm Giống thủy sản Gia Lai mới bắt đầu triển khai phần việc ương cá giống.

Sau hơn 2 năm mới có dịp quay lại thôn Nà Nôm, xã Đường Âm, huyện Bắc Mê, một địa danh được nhiều người trong và ngoài huyện biết đến, nhờ việc những người dân nơi đây tiên phong đưa cây hồi - một loại cây lưỡng dụng vừa là cây rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, vừa là cây dược liệu giúp người dân có thu nhập ổn định hàng năm từ hai loại sản phẩm Hoa thực tế là quả hồi và Tinh dầu vào trồng thành công tại vùng đất này.

Với mong muốn giành được mùa vàng bội thu, khi không khí xuân đang tràn ngập trên khắp đường làng, ngõ xóm và trong mỗi gia đình thì trên khắp các cánh đồng những ngày cuối năm Giáp Ngọ, nhiều bà con nông dân trong tỉnh vẫn nô nức “trảy hội” xuống đồng. Nơi thì khẩn trương thu hoạch nốt diện tích cây vụ đông, nơi thì tích cực san phẳng ruộng, chăm sóc mạ, nơi lại đang khẩn trương gieo cấy lúa xuân. Không khí lao động thật nhộn nhịp.