Các lều nước mắm nhộn nhịp trong vụ cá nam

Những ngày qua, nhà lều sản xuất nước mắm của ông Nguyễn Hữu Dũng - phường Phú Hài tấp nập những chuyến xe cá cơm ra vào. Tính đến thời điểm này, tổng lượng cá cần muối chượp của cơ sở ông là gần 250 tấn đều đã được chứa đầy trong các mái chượp.
Điều này trái hẳn tình trạng đìu hiu trong mùa cá nam năm ngoái, khi nguồn nguyên liệu cá giảm sút nên ông chỉ sử dụng 50% công suất các nhà lều. “Trong những ngày đầu vụ cá nam tôi cũng lo thiếu hụt nguồn nguyên liệu như năm trước.
Nhưng bắt đầu từ tháng 6 (âm lịch), lượng cá cơm nhiều và kéo dài giúp các cơ sở sản xuất nước mắm như tôi thấy vui hẳn. Với gần 250 tấn cá được thu mua, dự tính năm nay cơ sở sẽ sản xuất hơn 300 ngàn lít nước mắm” - ông Nguyễn Hữu Dũng - Công ty TNHH nước mắm Bà Hai cho biết.
Hiện nay, hầu hết các cơ sở chế biến nước mắm trên địa bàn thành phố Phan Thiết đều đã thu mua đạt trên 70% nhu cầu cá cơm cần muối, có cơ sở đã đủ 100%. Mặc dù lượng cá dồi dào, nhưng điều đáng mừng cho bà con ngư dân là giá cá thu mua không giảm, thậm chí có xu hướng tăng nhẹ so cùng kỳ 2014.
Cụ thể, giá cá cơm năm nay được các thương lái thu mua từ 7.000 - 10.000 đồng/kg dành cho loại muối mắm, và trên 10.000 đồng dành cho loại sấy, hấp. Mức giá này cao hơn từ 700 đến 1.000 đồng/kg so với năm trước. Khai thác được mùa, giá thu mua ổn định giúp bà con ngư dân yên tâm bám biển.
Năm 2015 là năm hiếm hoi mà các cơ sở sản xuất nước mắm ở Phan Thiết “dễ thở” về nguồn nguyên liệu. Còn nhớ, cách đây 3, 4 năm, nhiều cơ sở làng nghề nước mắm Phú Hài, Thanh Hải phải “treo” lều vì không mua được nguyên liệu cá cơm, do nhiều thương lái ồ ạt tìm mua để xuất sang nước ngoài.
Đến năm 2014, sản lượng cá cơm giảm mạnh khiến nhiều cơ sở không đủ nguyên liệu sản xuất, một số doanh nghiệp phải sản xuất cầm chừng. Số khác buộc phải sử dụng thêm nguyên liệu khác là con cá nục để muối đủ lượng nước mắm giao cho khách hàng. Trong khi đó, việc sử dụng cá nục để muối vừa kéo dài thời gian ủ, chất lượng lại không cao. Trong vụ cá nam năm nay, những con tàu đầy ắp cá cơm liên tục cập cảng Phan Thiết.
Có thể bạn quan tâm

Mùa lũ năm nay, toàn thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) có 138,65ha diện tích nuôi tôm mùa lũ, 46ha cá tra thương phẩm, 105 ao nuôi cá tra giống, 209 lồng bè...

Tại cồn An Thạnh, xã Hòa Bình (Chợ Mới - An Giang), nông dân rất phấn khởi vì thu hoạch ấu trúng mùa, được giá.

Ngày 24/10, tại thành phố Cần Thơ, các doanh nghiệp Hiệp hội Cá tra Việt Nam đã cùng thảo luận tìm hướng ra cho con cá tra.

Bởi tất cả những sản phẩm của ong đều có thể cho thu nhập như: mật ong, sáp ong, sữa ong chúa, phấn hoa... Những sản phẩm này đều có giá trị dinh dưỡng và tác dụng chữa bệnh rất tốt nên trên thị trường hiện nay thường rất dễ bán và được giá. Trong khi đó, vốn đầu tư cho việc nuôi ong không lớn, chủ yếu là đầu tư vốn ban đầu để đóng thùng, mua đàn gốc mà thôi...

Những ngày qua, nước lũ từ thượng nguồn đổ về kết hợp với triều cường nên mực nước lũ ở các địa phương phía nam lên cao. Trước tình hình này, người làm vườn, rẫy đang khẩn trương thực hiện các biện pháp đối phó với lũ.