Các Huyện Vùng Triều Thu Hoạch Gần 1 Ngàn Tấn Tôm Sú Và Tôm He Chân Trắng

Vụ xuân - hè năm 2013, chủ ao đầm các huyện, thị xã vùng triều trong tỉnh Thanh Hóa đã đưa 3.943 ha vào nuôi tôm sú, 72 ha tôm he chân trắng.
Từ cuối tháng 6 đến nay, các chủ ao đầm đã tiến hành thu hoạch tôm thương phẩm. Lãnh đạo Phòng Nuôi trồng Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho biết: đến hết tháng 7-2013, toàn tỉnh đã thu hoạch được gần 500 tấn tôm sú, 500 tấn tôm he chân trắng.
Ngoài 2 đối tượng chính là tôm sú và tôm he chân trắng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chính quyền các huyện ven biển đã tập trung chỉ đạo, khuyến khích người dân áp dụng các mô hình nuôi luân canh, xen canh tôm sú với cua, cá, vv... để tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích.
Đến hết tháng 7-2013, các địa phương vùng triều thu hoạch được 250 tấn cua, hơn 1.000 tấn thủy sản khác. Thị trường tiêu thụ tôm, cua và thủy sản khá thuận lợi, giá bán cao hơn khoảng 15% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cùng với tập trung thu hoạch tôm, cua, cá, chủ ao đầm tích cực chuẩn bị các điều kiện thả nuôi tôm he chân trắng vụ hè - thu.
Có thể bạn quan tâm

Ở Tiền Giang, bưởi da xanh là một trong những cây ăn quả đặc sản có giá trị kinh tế lớn. Trong các năm qua, giá bưởi da xanh luôn đứng ở mức cao, có lúc 50.000 đ - 60.000 đ/kg, nhất là thời điểm giáp Tết bưởi luôn được giá và hút hàng, nguồn cung không đủ cầu.

Đón xuân Giáp Ngọ năm nay người trồng mận rất phấn khởi, bởi đầu ra ổn định, hầu hết sản phẩm mận được thu hoạch cung ứng nhanh trong những ngày Tết. Với giá bán ra bình quân 9.000 đồng/kg, đây là nguồn thu khá lý tưởng, cùng những sản vật thu được trên đất rừng, giúp cho người dân nâng cao thu nhập, an tâm gắn bó với rừng.

Vinh dự hơn, giống bơ ghép của Trung tâm còn nhận được 2 giải do Viện Chất lượng Việt Nam trao tặng. Đó là “Huy chương Vàng chất lượng Việt Nam phù hợp tiêu chuẩn” và “Cúp vàng chất lượng Việt Nam phù hợp tiêu chuẩn”.

Khảo sát, tuyển chọn cây vú sữa Lò Rèn chất lượng cao, năng suất ổn định để làm cây đầu dòng phục vụ công tác nhân giống, tạo nguồn sản phẩm đồng nhất, chất lượng ổn định khi đưa ra thị trường;

Từ việc bình tuyển những cây bơ đầu dòng để nhân giống, đến nay, Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao kỹ thuật cây công nghiệp và cây ăn quả Lâm Đồng đang sở hữu một vườn bơ đầu dòng có diện tích khoảng 2 sào. Mỗi năm, vườn bơ đầu dòng này cung cấp cho Trung tâm từ 40 – 50 ngàn chồi giống để sản xuất giống bơ ghép.