Các Đối Tượng Bơm Tạp Chất Vào Tôm Đối Phó Ngày Càng Tinh Vi

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, các cơ sở thu mua tôm sú nguyên liệu thường tổ chức người canh gác, tập trung hàng hoá ở những địa bàn phức tạp, sâu trong những đoạn kênh rạch xa xôi, hẻo lánh, thậm chí vừa chở hàng trên sông vừa bơm chích tạp chất vào tôm.
Khi bị phát hiện thì bỏ của chạy lấy người, hoặc chỉ nhận làm thuê chứ không phải chủ hàng. Các cơ sở còn có mối liên hệ truyền tin rất nhanh mỗi khi phát hiện có lực lượng chức năng kiểm tra.
Chính vì vậy, mà từ năm 2013 đến nay cả tỉnh Kiên Giang mới kiểm tra và phát hiện 6 vụ bơm tạp chất Agar (rau câu) vào tôm sú nguyên liệu. Trong đó có tới 5 vụ không xác định được chủ hàng, chỉ xử phạt được 1 vụ có chủ hàng với mức phạt 15 triệu đồng.
Theo Thanh tra Sở NN&PTNT Kiên Giang, thì tỉ lệ các lô hàng tôm sú nguyên liệu có tạp chất rất cao. Kiểm tra ngẫu nhiên 30 lô tôm sú nguyên liệu thì phát hiện tới 26 lô có chứa tạp chất.
Việc các cơ sở thu mua tôm bơm tạp chất diễn ra từ nhiều năm nay, gây khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến tôm sú xuất khẩu, ảnh hưởng tới uy tín của ngành thuỷ sản Kiên Giang.
Có thể bạn quan tâm

Ông Đào Văn Măng (ngụ ấp Thạnh Hưng, xã Bình Thành, Châu Thành - An Giang) trồng khoảng 1.200m2 tần dày lá đến thời điểm thu hoạch, nhưng không có đầu ra.

Vụ mùa 2013, huyện Ea Súp (Đắk Lắk) gieo tỉa trên 6.330 ha ngô lai, tăng 630 ha so với kế hoạch, tập trung nhiều nhất tại các địa phương như: Cư Kbang, Cư M’lan, Ea Lê, Ia T’mốt, thị trấn Ea Súp…

Sau những cơn mưa kéo dài vừa qua, nhiều diện tích lúa mùa ở các huyện, thành phố đã xuất hiện nhiều loại dịch hại. Để phòng trừ dịch hại sau mưa lũ, bà con nông dân trong tỉnh đang khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng trừ, hạn chế thiệt hại do sâu, bệnh gây ra..

Việc tăng cường giám sát chất lượng con giống là yêu cầu bức thiết hiện nay của ngành nông nghiệp, nhất là trong bối cảnh ngành đang dồn sức triển khai đề án tái cơ cấu.

Trên địa bàn huyện Cam Lâm hiện có 5 xã, thị trấn hoạt động nuôi trồng thủy sản với diện tích khoảng 560 ha. Bà con chủ yếu nuôi tôm thẻ, tôm sú, cá các loại và trồng rong sụn.