Các Địa Phương Sớm Chứng Nhận Sản Phẩm Cá Ngừ Vằn Đạt Tiêu Chuẩn Xuất Khẩu

Nhằm đảm bảo chất lượng cá ngừ vằn xuất khẩu, Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) vừa chỉ đạo các chi cục Thủy sản địa phương sớm chứng nhận các doanh nghiệp của Việt Nam không sử dụng sản phẩm cá ngừ vằn được khai thác bằng phương pháp lưới cản (lưới rê) để xuất khẩu.
Bên cạnh đó, Tổng cục Thủy sản cũng yêu cầu Cục Khai thác Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản phải sớm tập hợp số liệu chính xác về sản lượng khai thác cá ngừ vằn bằng phương pháp lưới cản; đồng thời, chỉ đạo đến các chi cục địa phương khuyến cáo hạn chế khai thác cá ngừ vằn bằng phương pháp lưới cản...
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, Tổ chức Earth Island Institute (EII) vừa cảnh báo các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam có thể sẽ không được tiếp tục cấp dấu “An toàn cá heo - Dolphin safe” do lo ngại nghề khai thác cá ngừ vằn bằng lưới cản tại Việt Nam ảnh hưởng tới sự sinh tồn của cá heo và hệ sinh thái biển.
Theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu cá ngừ sang các thị trường EU, Mỹ và Ôx-trây-li-a... phải được tổ chức EII cấp dấu “An toàn cá heo - Dolphin safe”. Hiện nay, trên thế giới có 300 doanh nghiệp có tên trong danh sách được cấp dấu nói trên, riêng Việt Nam có 15 doanh nghiệp.
Mới đây, dựa theo báo cáo của Ủy ban Nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương (WCPFC) về tình hình khai thác cá ngừ của Việt Nam tại 3 tỉnh (Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa), EII đã đưa ra cảnh báo đối với các doanh nghiệp cá ngừ của Việt Nam về việc không được sử dụng nguyên liệu cá ngừ vằn khai thác bằng phương pháp lưới cản. EII cho rằng việc khai thác cá ngừ vằn bằng phương pháp này đã vi phạm chính sách của EII về bảo vệ cá heo và môi trường biển. EII đã yêu cầu 15 doanh nghiệp cá ngừ của Việt Nam giải trình ngay lập tức về vấn đề trên.
Tuy nhiên, VASEP khẳng định, các doanh nghiệp của Việt Nam không sử dụng nguyên liệu khai thác cá ngừ bằng phương pháp lưới cản do sản phẩm không đủ chất lượng để làm hàng xuất khẩu. Nếu bị đưa ra khỏi danh sách nói trên, các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn tại các thị trường xuất khẩu lớn.
Có thể bạn quan tâm

Sau gần 1 năm triển khai, nai nuôi tại hộ ông Liêm và ông Ẩn phát triển tốt. Riêng 2 con nai đực đã lần lấy nhung được 3 lần, với trọng lượng hơn 1,1 kg. Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn cũng như các hộ chăn nuôi, mô hình này sẽ cho thu nhập cao hơn so với các đối tượng vật nuôi khác, bởi mô hình nuôi nai chỉ đem lại hiệu quả kinh tế sau 3 năm đầu tư.

Theo đó, các ngành chuyên môn đã đầu tư bò đực giống lai Brahmand, lai Sin để cải tạo đàn bò thịt; đồng thời, quy hoạch lại đồng cỏ, bãi chăn thả bò và vận động nhân dân chuyển đổi một số diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cỏ phục vụ chăn nuôi bò; dự trữ, chế biến cỏ, rơm rạ, bổ sung thức ăn tinh để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho đàn bò lai v.v…

Năm nay thời tiết diễn biến bất thường, không thuận lợi cho việc gieo cấy vụ lúa trên đất nuôi tôm. Thế nhưng, bằng kinh nghiệm thực tiễn trong sản xuất, ông Nguyễn Thanh Bình, ấp Tân Hoà và ông Mai Văn Quốc, ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, lại tiếp tục xuống giống thành công vụ lúa trên đất nuôi tôm.

Hiện gia đình chỉ mới thu bói một ít và đã bán với giá 7.500 đồng/kg cà phê tươi, cao hơn thời điểm này năm trước 2.000 đồng/kg. Ông Ki chia sẻ thêm, cũng như mọi năm vì quỹ đất của gia đình đã hết, không có đất làm sân phơi nên thường thu hoạch đến đâu thì sẽ bán ngay cho đại lý và cũng không ký gửi tại đại lý.

Hiện giá lúa khô tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long loại thường dao động 5.600 - 5.700 đồng/kg, lúa dài 5.750 - 5.850 đồng/kg. Dự báo hết năm 2014, sản lượng lúa thu hoạch của cả nước ước khoảng 25,48 triệu tấn, trong đó lượng lúa hàng hóa hơn 17 triệu tấn, tương đương hơn 8,5 triệu tấn gạo phục vụ xuất khẩu...