Các Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Tôm

Việc giám sát sức khỏe tôm hàng ngày và hiểu biết các dấu hiệu bệnh lý của tôm là khá quan trọng nhằm sớm phát hiện và phòng ngừa bệnh đạt hiệu quả cho người nuôi. Bài viết sau giới thiệu kinh nghiệm nhận biết các dấu hiệu tôm bệnh trong quá trình quan sát, giám sát hàng ngày.
1. Dấu hiệu chung
- Tôm có dấu hiệu bơi lờ đờ, hoạt động chậm chạp.
- Bơi gần mặt nước hoặc tấp mé ao, đặc biệt vào ban đêm và sáng sớm.
- Ăn kém khi kiểm tra thức ăn trong máng ăn hoặc đường ruột.
2. Dấu hiệu bên ngoài cơ thể
- Tôm chuyển màu hơi xanh da trời (có thể do nhiễm MBV)
- Thân hoặc các phụ bộ có màu đỏ (bệnh đỏ thân do virus GAV và bội nhiễm các virus khác hoặc do vi khuẩn)
- Vỏ tôm bị mềm (bệnh mềm vỏ)
- Vỏ tôm có màu hơi xanh lá cây và bị nhớt (có thể do nhiễm ký sinh trùng Protozoa)
- Thân tôm có màu trắng đục cơ (bệnh bông vải)
- Bên trong đầu hơi vàng và có mùi hôi khi bóc ra (bệnh virus đầu vàng)
- Vỏ có những đốm màu trắng (virus đốm trắng, hoặc virus IHHNV hoặc vi khuẩn)
- Các đốm đen trên vỏ (bệnh vi khuẩn).
3. Dấu hiệu bên trong cơ thể
- Mang có màu đen hoặc nâu (Bệnh đen mang)
- Mang có các sợi nấm (bệnh nấm)
- Mang có màu hơi xanh lá cây (nhiễm ký sinh trùng Protozoa)
- Đường ruột trống rỗng, không có thức ăn (Nhiễm vi khuẩn Vibrio)
- Gan tụy có màu trắng và dơ bẩn (bệnh BNM)
Lưu ý: Các dấu hiệu trên dùng để dự đoán các loại bệnh – Cần phải lấy mẫu tôm đi xét nghiệm để biết chính xác tôm có nhiễm các loại bệnh theo dự đoán hay không – qua đó tích lũy thêm kinh nghiệm giám sát và phát hiện bệnh tôm. Liên hệ để tư vấn các loại thuốc phòng trị bệnh tôm.
Có thể bạn quan tâm

Theo kết quả quan trắc môi trường của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Bến Tre, từ tháng 6-2014 đến nay, ở hầu hết các điểm thu mẫu giáp xác ngoài kênh rạch tự nhiên trên địa bàn Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú đều phát hiện nhiễm mầm bệnh đốm trắng với tần suất ngày càng cao, đặc biệt là bệnh đốm trắng (WSSV).

Với hơn 16 năm kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng, Thái Lan đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm để nuôi tôm thẻ chân trắng thành công. Xin giới thiệu các bài học kinh nghiệm này để bà con nuôi tôm tham khảo.

Sau khi thất bại với các loại xoài cát hòa lộc, canh nông, anh Nguyễn Trung Hoa (thôn Phú Bình 2, xã Cam Tân, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) đã quyết định chuyển sang mô hình nuôi cá nước ngọt.

Tháng 1/2015, anh Nguyễn Hữu Hòa – cán bộ Công ty xây dựng thương mại Linh Anh dưới sự giúp đỡ của anh Đỗ Kim Tâm – Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Ninh Thuận – một chuyên gia trồng rong sụn đã đưa rong sụn từ Ninh Thuận ra trồng thí điểm tại khu neo đậu cảng Mũi Chùa, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Trà Vinh đã thực hiện nhiều mô hình nuôi tôm bền vững, trong đó quy trình nuôi tôm sú kết hợp cá rô phi đã thành công và hiện đang được tiếp tục nhân rộng.