Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cá Tra Việt Nam Bị Đánh Úp

Cá Tra Việt Nam Bị Đánh Úp
Ngày đăng: 19/03/2013

Lý do duy nhất để Bộ Thương mại Mỹ (DOC) thay đổi hẳn mức thuế chống bán phá giá (CBPG) philê cá tra đông lạnh của Việt Nam trong quyết định chính thức của đợt rà soát hành chính lần thứ 8 (POR8) giai đoạn 1/8/2010 - 31/7/2011, là việc chọn Inđônêxia làm nước thay thế thay vì Bănglađét đã chọn khi đưa ra mức thuế sơ bộ.
 
Vì không công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường, nên khi xác định mức thuế CBPG, DOC chọn một nước khác có nền kinh tế thị trường, với những điều kiện gần tương đương với Việt Nam làm “nước thay thế” để lấy số liệu tính chi phí sản xuất và giá bán “bình thường”. Trong các đợt xem xét hành chính trước đây, một số nước (như Bănglađét, Ấn Độ, Inđônêxia, Nicaragoa, Pakistan, Philippin) đã được đưa ra phân tích, và cuối cùng Bănglađét được cho là lựa chọn thích hợp nhất làm nước thay thế. Với điều kiện sản xuất gần tương đồng, giá thành sản xuất ở Bănglađét không khác mấy với Việt Nam, vì vậy mức thuế CBPG được tính ra tương đối thấp, thậm chí bằng 0.
 
Kết quả đó không làm phía nguyên đơn – Hiệp hội Chủ trại nuôi Cá nheo Mỹ (CFA) - hài lòng. Họ đã nhiều lần yêu cầu DOC thay đổi nước thay thế và năm ngoái đã suýt thành công ở POR7 (giai đoạn 1/8/2009-31/7/2010), khi Philipin được dự định chọn làm nước thay thế và mức thuế sơ bộ đã ấn định lên đến 0,56 USD/kg. Lần đó, chúng ta đã phản kháng thành công, buộc DOC phải trở lại với Bănglađét và mức thuế chỉ còn 0 - 0,03 USD/kg trong quyết định cuối cùng.
 
Rút kinh nghiệm, trong quyết định sơ bộ cho POR8 (giai đoạn 1/8/2010 - 31/5/2011) công bố ngày 12/9/2012, DOC vẫn đưa ra dự định lựa chọn Bănglađét và đưa ra mức thuế sơ bộ rất thấp – bằng 0. Nhưng đến quyết định chính thức ngày 14/3/2013, nước thay thế lại là Inđônêxia với lý giải hết sức hàm hồ. Rõ ràng, đây là hành động cố tình “đánh úp”, khiến các DN Việt Nam không kịp trở tay, vì khác với quyết định sơ bộ, phía bị đơn chỉ có 5 ngày để phản ứng.
 
Tuy chỉ phải chịu mức thuế thấp nhất, nhưng Công ty CP Vĩnh Hoàn lại bị tổn thất rất lớn, bởi trong POR6 và POR7 công ty này đã có mức thuế bằng 0. Nếu có mức thuế 0 thêm lần này (như trong quyết định sơ bộ), Vĩnh Hoàn đủ điều kiện để có thể thoát hẳn khỏi vụ kiện. Với mức 0,19 USD/kg, cao hơn cả mức de minimis (mức thuế tối thiểu, bằng 0,5% giá bán bình thường), khiến công ty Vĩnh Hoàn lại phải trở về vạch xuất phát.
 
Nhìn lại 10 năm qua, kể từ khi bắt đầu vụ kiện CBPG này, ngoài những vấn đề nội tại, cá tra Việt Nam đã phải chống chọi với không biết bao nhiêu trở lực đến từ bên ngoài. Ở Mỹ, CFA liên tục tìm cách chống lại, thậm chí tác động để sửa đổi Luật Nông trại 2008, định chuyển cá tra đặt dưới quyền kiểm soát của Bộ Nông nghiệp Mỹ thay vì Cục Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) như các loại thủy sản khác. Ở châu Âu và một số nơi khác, không ngừng rộ lên những thông tin bôi nhọ cá tra.
 
XK cá tra năm 2012 đã chững lại, giá trị XK chỉ đạt hơn 1,7 tỷ USD, thấp hơn năm 2011. Đòn mới này từ phía Mỹ chắc chắn sẽ còn gây thêm nhiều thiệt hại. Nhưng liệu những người sản xuất cá tra Việt Nam có chịu “bó tay”? So với 10 năm trước, ngành cá tra Việt Nam đã trưởng thành nhiều, đã có nhiều kinh nghiệm trong đấu tranh pháp lý quốc tế. Cá tra cũng đã đến với nhiều thị trường khác. Chúng ta còn nỗ lực để có cá tra đạt chứng nhận Global G.A.P, BAP, ASC,… và được xếp vào loại sản phẩm bền vững, khuyến khích tiêu dùng.
 
Cuộc đấu trên thương trường cũng khó khăn, gian khổ không kém trên chiến trường. Phải chăng, ta vẫn cần phát huy bài học “trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi!”.


Có thể bạn quan tâm

70 Container Chè Việt Nam Đã Thông Quan Vào Đài Loan 70 Container Chè Việt Nam Đã Thông Quan Vào Đài Loan

Chiều 20-11, tin từ một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trà ô-long xuất khẩu tại Lâm Đồng cho biết, khoảng 70 container chè thành phẩm của Việt Nam bị “tắc” tại cửa khẩu Đài Loan (Trung Quốc), đã được cơ quan chức năng sở tại cho thông quan bình thường.

21/11/2014
Huyện Thạch Thành Trồng 595 Ha Rừng, Tăng 49% So Với Kế Hoạch Huyện Thạch Thành Trồng 595 Ha Rừng, Tăng 49% So Với Kế Hoạch

Căn cứ vào quy hoạch diện tích đất lâm nghiệp, kế hoạch trồng rừng năm 2014, ngay từ đầu năm, huyện Thạch Thành đã giao kế hoạch trồng rừng cụ thể đến từng xã; chỉ đạo các phòng, ban có liên quan phối hợp với các xã hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng cho bà con nông dân; huy động nhân dân đào hố trồng cây theo quy hoạch, bảo đảm hoàn thành diện tích theo kế hoạch được giao.

21/11/2014
Hạt Kiểm Lâm Huyện Quan Hóa Tập Trung Trồng Mới Rừng Sản Xuất Hạt Kiểm Lâm Huyện Quan Hóa Tập Trung Trồng Mới Rừng Sản Xuất

Riêng 10 tháng đầu năm 2014, Hạt Kiểm lâm Quan Hóa đã cung ứng vật tư, cây giống “đầu vào”, chỉ đạo, tổ chức cho các hộ nhận khoán đất lâm nghiệp các xã như Thành Sơn, Trung Thành, Phú Xuân, Nam Động trồng mới được 200 ha (hoàn thành kế hoạch trồng rừng sản xuất năm 2014 do UBND tỉnh giao).

21/11/2014
Hàm Yên Được Mùa Cam Sành Hàm Yên Được Mùa Cam Sành

Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế nông thôn, ông Đàm Ngọc Hưng, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hàm Yên, cho biết, hiện Hàm Yên có 4.000 ha cam sành, trong đó có 2.400 ha cam đang cho thu hoạch.

21/11/2014
Cây Trồng Biến Đổi Gen Đang Được Đánh Giá Kỹ Lưỡng Cây Trồng Biến Đổi Gen Đang Được Đánh Giá Kỹ Lưỡng

Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) vừa chính thức công bố phê duyệt và cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học (ATSH) cho hai sự kiện ngô biến đổi gen (BĐG) GA21 của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam và NK603 của Công ty TNHH Dekalb Việt Nam (Monsanto). Các sự kiện ngô biến đổi gen được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học lần này đều mang đặc tính chống chịu thuốc trừ cỏ.

21/11/2014