Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cá sặc nuôi ế ẩm

Cá sặc nuôi ế ẩm
Ngày đăng: 17/10/2015

ÔNG Trần Đình Vân (thôn Tân Phú) thả nuôi hơn 2.500 con giống cá sặc trong lồng trên sông Trường Giang từ tháng 3.2015.

Qua 6 tháng nuôi đã đến kỳ thu hoạch cách đây hàng chục ngày nhưng đến nay vợ chồng ông vẫn loay hoay đủ cách để tìm mối bán cá.

Ông Vân than thở: “Theo tính toán, qua gần 6 tháng nuôi, chúng tôi chi phí cho con giống, thức ăn lên đến hơn 80 triệu đồng.

Hiện tại, cá nuôi trong lồng có trọng lượng từ 0,4 đến 1kg, trừ hao hụt, xuất bán hết, nếu được trên 1 tấn vẫn chưa hòa vốn vì giá hạ quá mà ngặt một nỗi không có người mua hết chỗ cá này.

Giữ cá lại, mỗi ngày phải tốn 3 - 4 trăm nghìn đồng, mà cá càng lớn càng khó bán”.

Hiện ở thôn Phú Tân (xã Tam Xuân 1) cũng có hàng chục hộ nuôi cá sặc chưa xuất bán được.

Lồng nuôi cá sặc trên sông Trường Giang.

Năm nay, giá cá sặc nuôi từ 90 nghìn đồng/kg tụt xuống còn 65 rồi 60 nghìn đồng/kg.

Giá đã hạ nhưng người mua hạn chế.

Tại thôn Phú Tân, hàng chục hộ nuôi cá sặc lồng nhưng với quy mô nhỏ hơn (mỗi hộ chừng 1.000 con giống).

Các hộ ông Lê Văn Sơn, Lê Văn Bảy, Hồ Văn Mân… tranh thủ xuất cá sớm từ giữa tháng 8 dương lịch, bán được 80 - 85 nghìn đồng/kg.

Tuy vậy, để bán hết số lượng cá sặc nuôi, dù không nhiều, các hộ đã phải xuất từng đợt trong nhiều ngày, mỗi ngày chừng vài chục ký cho tư thương ở Tam Kỳ.

Xuất bán sớm được giá, mỗi hộ nuôi từ 1.000 - 1.500 con cá sặc ở thôn Phú Tân thu lãi trên dưới 20 triệu đồng.

Được giá đầu mùa nhưng đến thời điểm này cá sặc nuôi lại tụt giá mạnh và ế ẩm, nhiều hộ nuôi đang rất lo lắng.

Cá sặc được mệnh danh là “chúa tể” của các loài thủy sản ở vùng sông rạch vì thịt béo, thơm ngon.

Trước đây, ngư dân không dễ đánh bắt được nhưng gần đây, nhiều hộ dân triển khai mô hình nuôi trồng loài thủy sản này.

Nghề nuôi cá sặc phát triển mạnh ở xã Tam Xuân 1, Tam Hòa, thôn Tân Phú từ năm 2013.

Người đi tiên phong trong nghề này ở Tam Xuân 1 là anh Lê Minh Hải (thôn Phú Tân).

Năm 2013, anh vào tận Nha Trang mua 1.000 con giống cá sặc về nuôi.

Cá sặc giống có chiều dài chừng vài phân mua với giá 3 nghìn đồng/con.

Đem giống về, anh Hải làm lồng bọc luới ny lon rộng chừng 30m2, cao khoảng 3m và thả nuôi ở vùng hạ du sông Tam Kỳ.

Năm đó, với giá dao động 80 - 100 nghìn đồng/kg, anh Hải thu lãi 15 triệu đồng.

Anh nói: “Số tiền lãi không phải là lớn nhưng có giá trị cao vì nuôi cá sặc ít tốn công lại dễ nuôi”.

Nhận thấy nuôi cá sặc đem lại hiệu quả khá, năm nay hàng trăm hộ dân vùng ven sông Trường Giang thả nuôi, có hộ nuôi đến vài ba nghìn con cá giống.

Cá phát triển tương đối tốt nhưng người dân đang đối mặt với khó khăn trong việc tìm mối tiêu thụ sản phẩm.


Có thể bạn quan tâm

Áp Dụng Khoa Học Công Nghệ Vào Nuôi Trồng Thuỷ Sản Áp Dụng Khoa Học Công Nghệ Vào Nuôi Trồng Thuỷ Sản

Trong những năm qua, khai thác lợi thế, nghề nuôi trồng thủy sản đã phát triển mạnh. Phong trào nuôi ngọt phát triển khắp nơi, từ vùng rừng núi xa xôi đến đồng bằng rộng lớn, nhất là đồng bào vùng sâu vùng xa, nơi giao thông còn gặp nhiều khó khăn

29/12/2011
Mô Hình Nuôi Cá Điêu Hồng Lồng Bè Mô Hình Nuôi Cá Điêu Hồng Lồng Bè

"Chưa bao giờ cá điêu hồng nuôi bè có giá cao và mang lại hiệu quả kinh tế hấp dẫn như hiện nay", đó là nhận định của một người nuôi cá điêu hồng trên bè ở Tiền Giang trong điều kiện giá cá điêu hồng hiện ở mức 35.000 đồng/kg, mỗi chủ bè thu hoạch cá có thể lãi hàng trăm triệu đồng

19/07/2011
Các Giống Chè Đặc Sản Ở Lâm Đồng Các Giống Chè Đặc Sản Ở Lâm Đồng

Giống chè TB 14, Giống chè LD 97, Giống chè LDP1, Giống Keo Am Tích, Giống Phúc Vân Tiên

18/02/2011
Chế Tạo Thành Công Máy Cạo Mủ Cao Su Chế Tạo Thành Công Máy Cạo Mủ Cao Su

Máy cạo mủ của anh Bình có nguyên lý cấu tạo hoạt động dựa trên nguyên tắc sử dụng momen quay tròn của động cơ điện một chiều để cắt gọt lớp vỏ cây cao su. Máy có bộ phận khống chế nên không gây tổn thương cho thân cây, có thể tùy chỉnh theo độ dày mỏng của lát cắt từ 1,2 - 1,5 li

23/07/2011
Xót Xa Vùng Khóm Tháp Mười Xót Xa Vùng Khóm Tháp Mười

Ít ai biết, hàng trăm ha đất khu vực Đồng Tháp Mười (Tân Phước,Tiền Giang) trồng khóm nổi tiếng từ lâu đã bỏ hoang gần 3 năm qua vì dự án KCN và qui hoạch sân golf..

27/07/2011