Cá rô phi xuất khẩu bị phát hiện có chất cấm

Cụ thể, trong tháng 8.2015, Bộ Nông nghiệp Úc kiểm soát và xác định những lô hàng thực phẩm có nguy cơ cao hoặc trung bình cho sức khỏe cộng đồng.
Kết quả kiểm tra ngẫu nhiên các thị trường nhập khẩu vào Úc đều phát hiện có chất cấm như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ...
Mặt hàng có chứa chất cấm của Việt Nam là cá rô phi (Red Tilapia), có các chất cấm Ciprofloxacin và Enrofloxacin.
Đây là 2 loại kháng sinh được cảnh báo ở nhiều thị trường nhập khẩu, tuy nhiên ở Việt Nam, 2 loại này vẫn được dùng trong nuôi trồng thủy sản là vì chất này có những công dụng tốt trong việc phòng chống các bệnh gan, thận mủ…
Về quy định, những lô hàng chứa chất cấm này sẽ không được phép bán tại Úc, đồng thời nhà nhập khẩu phải hủy hoặc tái xuất về nước xuất xứ dưới sự giám sát của các cơ quan chức năng Úc.
Các lô hàng tiếp theo sẽ bị kiểm tra 100% cho đến khi đạt tiêu chuẩn quy định.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày này, hơn 1,5 ha đất lúa của ông Thắng đã ngả màu vàng óng. Nước trên ruộng đang được ông chắt cạn dần. Những con ba ba đủ cỡ lần lượt bò xuống ao lắng rộng hơn 1.000 m2. Ông Thắng cho biết: “Nhờ mô hình trồng lúa kết hợp với nuôi ba ba và nuôi cá mà vụ lúa nào gia đình tôi cũng thu hoạch đạt hiệu quả cao.

Bên cạnh hai cây trồng chủ lực là chè và cà phê, cây mít nghệ cũng đang là loại cây trồng mới đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nơi xã nghèo Lộc Bảo (huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng).

Tại lớp tập huấn, học viên được nghe giảng về nhiều nội dung. Trong khuôn khổ lớp tập huấn, các học viên được đi tham quan Trại Sản xuất giống ngao Cồn Cống, tỉnh Tiền Giang.

Trong tháng 9/2014, trên một số phương tiện thông tin đại chúng tại Đài Loan (Trung Quốc) đưa tin về hàng nông sản Việt Nam bị nhiễm dioxin (chất độc Màu da cam) đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản nước ta, nhất là thị trường xuất khẩu trà.

Mặc dù thời gian “định cư” ở Ninh Thuận chưa lâu nhưng cây táo xanh đã nhanh chóng trở thành một trong những cây trồng chủ lực của địa phương. Táo Ninh Thuận đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu tập thể. Tuy vậy, đầu ra bấp bênh và phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường là thực tế khiến nhiều nông dân lo lắng.