Cá Rô Phi Lai Xa Cho Thu Lãi 35 - 40 Triệu Đồng/ha Ở Hải Dương

Cá rô phi lai xa là giống cá có khả năng sinh trưởng tương đối nhanh, sức đề kháng tốt, trọng lượng cá tương đối đồng đều.
Ngày 2-10, tại xã Tứ Cường (Thanh Miện, Hải Dương), Trung tâm Ứng dụng thiết bị khoa học (Sở Khoa học và công nghệ) đã tổ chức hội thảo đầu bờ về mô hình sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học Biof xử lý môi trường ao nuôi cá rô phi lai xa. Tham gia mô hình có 31 hộ ở 3 xã: Tứ Cường (Thanh Miện), Hồng Thái (Ninh Giang), Thất Hùng (Kinh Môn) với tổng diện tích mặt nước 11 ha.
Cá rô phi lai xa là giống cá có khả năng sinh trưởng tương đối nhanh, sức đề kháng tốt, trọng lượng cá tương đối đồng đều. Các hộ tham gia mô hình đều được hỗ trợ thức ăn cho cá (10 triệu đồng/ha) và 30% tiền con giống. Trước khi thả cá, nông dân đã được tập huấn kỹ thuật nuôi, chăm sóc, phòng và chữa bệnh. Do dùng chế phẩm Biof nên môi trường ao ổn định, không ảnh hưởng đến tình hình sinh trưởng của cá.
Sau 5 tháng nuôi, đến nay cá đã đạt trọng lượng bình quân 500 gam/con, một số hộ chăm sóc tốt trọng lượng cá đạt 700 - 800 gam/con (tăng 200 gam/con so với cá rô phi Đường Nghiệp đối chứng). Năng suất đạt khoảng 10 - 12 tấn/ha, cao hơn 5 - 7% so với cá rô phi không được sử dụng chế phẩm Biof. Hiện nay, cá bán tại ao có giá 30 nghìn đồng/kg, cho thu lãi từ 35 - 40 triệu đồng/ha.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, mô hình sản xuất lúa - tôm đạt hiệu quả cao và được ngành chức năng khuyến cáo nông dân nhân rộng. Mô hình này ngày càng được nhiều nông dân trong tỉnh áp dụng.

Việc cung ứng lúa chất lượng, nguyên chủng, cấp xác nhận, chất lượng cao để nông dân sản xuất luôn được ngành chức năng quan tâm.

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết “tam nông”, rất nhiều cây trồng, vật nuôi trong tỉnh đã được phát huy hiệu quả kinh tế. Thế nhưng, với các loại rau màu thì vẫn còn bấp bênh. Cuộc sống người trồng màu vẫn lắm khó khăn. Nguyên nhân, hoa màu tại rẫy bán ra rớt giá liên tục, lại thiếu vắng rau an toàn (RAT) để nâng giá trị của nó và có thị trường ổn định.

Nhằm từng bước đa dạng hóa nghề nuôi trồng thủy sản và phổ biến rộng rãi trong quần chúng nhân dân các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, hơn 2 năm qua, xã Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) đã phát triển mô hình nuôi cá lóc. Mô hình này phần nào giải quyết tốt việc làm tại chỗ và là một trong những phương thức giúp cho bà con có ít đất canh tác đạt hiệu quả kinh tế cao.

Vụ xuân - hè năm 2013, chủ ao đầm các huyện, thị xã vùng triều trong tỉnh Thanh Hóa đã đưa 3.943 ha vào nuôi tôm sú, 72 ha tôm he chân trắng.