Cá Rô Phi Lai Xa Cho Thu Lãi 35 - 40 Triệu Đồng/ha Ở Hải Dương

Cá rô phi lai xa là giống cá có khả năng sinh trưởng tương đối nhanh, sức đề kháng tốt, trọng lượng cá tương đối đồng đều.
Ngày 2-10, tại xã Tứ Cường (Thanh Miện, Hải Dương), Trung tâm Ứng dụng thiết bị khoa học (Sở Khoa học và công nghệ) đã tổ chức hội thảo đầu bờ về mô hình sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học Biof xử lý môi trường ao nuôi cá rô phi lai xa. Tham gia mô hình có 31 hộ ở 3 xã: Tứ Cường (Thanh Miện), Hồng Thái (Ninh Giang), Thất Hùng (Kinh Môn) với tổng diện tích mặt nước 11 ha.
Cá rô phi lai xa là giống cá có khả năng sinh trưởng tương đối nhanh, sức đề kháng tốt, trọng lượng cá tương đối đồng đều. Các hộ tham gia mô hình đều được hỗ trợ thức ăn cho cá (10 triệu đồng/ha) và 30% tiền con giống. Trước khi thả cá, nông dân đã được tập huấn kỹ thuật nuôi, chăm sóc, phòng và chữa bệnh. Do dùng chế phẩm Biof nên môi trường ao ổn định, không ảnh hưởng đến tình hình sinh trưởng của cá.
Sau 5 tháng nuôi, đến nay cá đã đạt trọng lượng bình quân 500 gam/con, một số hộ chăm sóc tốt trọng lượng cá đạt 700 - 800 gam/con (tăng 200 gam/con so với cá rô phi Đường Nghiệp đối chứng). Năng suất đạt khoảng 10 - 12 tấn/ha, cao hơn 5 - 7% so với cá rô phi không được sử dụng chế phẩm Biof. Hiện nay, cá bán tại ao có giá 30 nghìn đồng/kg, cho thu lãi từ 35 - 40 triệu đồng/ha.
Có thể bạn quan tâm

Từ kinh phí Trung ương phân bổ theo Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT), vừa qua xã Hoằng Lưu, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đã đào tạo thành công nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS) cho 50 học viên.

Mùa nước lũ về cũng là lúc nông dân thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) đẩy mạnh các mô hình nuôi thủy sản, trong đó: Mô hình nuôi cá vèo đang được nhiều hộ nông dân quan tâm vì nó đem lại lợi nhuận tương đối cao trong những tháng nông nhàn khi chờ vụ mùa Đông Xuân tới.

Ngày 20/9/2014, tại Trung tâm Giống thủy sản Yên Lý (huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An phối hợp với Trung tâm Giống thủy sản Nghệ An tổ chức Hội thảo mô hình nuôi thương phẩm cá chạch quế, nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của mô hình, đồng thời bàn giải pháp nhân rộng mô hình nuôi thương phẩm cá chạch quế trên địa bàn tỉnh.

Lâu nay nói tới Đông Triều (Quảng Ninh) người ta nghĩ ngay tới vùng lúa lớn nhất của Quảng Ninh. Cũng trên diện tích cấy lúa ấy, ven sông không ít hộ đã sử dụng để khai thác rươi và cáy có hiệu quả cao gấp nhiều lần. Việc xây dựng vùng nuôi rươi và cáy đang là hướng mở cho phát triển kinh tế cao ở Đông Triều.

Sáng 25/9, mô hình nuôi tôm chân trắng theo tiêu chuẩn VietGAP của hộ ông Nguyễn Văn Thành xã Ninh Phú, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đã tổ chức thu hoạch. Năng suất đạt 8 tấn/ha vụ, trừ chi phí, chủ mô hình thu về 200 triệu đồng tiền lãi ròng. Lợi nhuận đạt được từ nuôi tôm theo VietGAP tăng gấp 2,5 lần so với nuôi truyền thống.