Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nguy Cơ Mất Mùa Ngô Do Nắng Nóng

Nguy Cơ Mất Mùa Ngô Do Nắng Nóng
Ngày đăng: 23/06/2014

Nắng nóng bất thường và khô hạn kéo dài là nỗi lo cho cây ngô vụ Hè Thu.

Trong bốn năm trở lại đây, diễn biến khí hậu xảy ra khá thất thường và năm nay cũng không là ngoại lệ khi ở Nam Bộ tiết trời se lạnh kéo dài từ sau tết Nguyên Đán cho đến tháng 3, và đến đầu tháng 6 thì vẫn còn nắng nóng gay gắt và oi bức.

Có thể nói, do mùa mưa năm nay đến muộn hơn mọi năm nên lịch xuống giống các cây trồng cạn chủ yếu sử dụng nước trời như cây ngô lai, cây đậu đều bị chậm lại. Những trà ngô trồng đón mưa tại miền Đông và Tây Nguyên lâm vào cảnh “dở khóc dở cười”, một số mọc không đều, một số bị chết cây, héo lá và việc bón phân định kỳ cũng không thực hiện được, dẫn đến các rủi ro tiềm ẩn như ngô bị bỏ đầu cùi do thiếu dinh dưỡng, bị lệch pha (ngô trổ cờ mà trái phun râu quá muộn), có thể bị thưa hạt, không hạt, bẹ ngô cho ra nhiều trái không có hạt…

Ông Trương Đình Cừ, ấp 4, xã Lâm San, Đồng Nai than thở, tỷ lệ ngô mọc không tới 70% nhưng vẫn phải chăm sóc tiếp cho kịp vụ 2. Không chỉ riêng ông Cừ mà rất nhiều nông dân khác cũng cùng chung hiện trạng này.

Ở các huyện Thanh Chương, Tân Kỳ, Đô Lương, tỉnh Nghệ An đang có hàng chục ngàn ha ngô lai chết khô, không hạt do nắng nóng khốc liệt kéo dài.

TS Trần Kim Định, Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam dự đoán năng suất ngô vụ này có thể sẽ bị sụt giảm so với những năm trước do hiện tượng kết hạt kém, trái chìa, bồ cào răng cưa, bắp đuôi chuột… có thể xảy ra trên diện rộng và hầu hết các tỉnh thành.

Theo TS Trần Kim Định, nông dân nên chọn giống có khả năng chịu hạn, có sức nảy mầm nhanh mạnh để có thể vượt qua các điều kiện khắc nghiệt thời tiết ban đầu. Đảm bảo đất đủ ẩm mới gieo để cây con có đủ nước phát triển.


Có thể bạn quan tâm

Phương thuốc để nông dân tăng thu nhập Phương thuốc để nông dân tăng thu nhập

Thời gian gần đây, do nhiều yếu tố tác động như giá vật tư nông nghiệp tăng trong khi giá đầu ra của nhiều loại nông sản xuống thấp khiến người nông dân ít mặn mà với ruộng đồng. Do đó, vấn đề cần đặt ra là phải tìm được “phương thuốc” để giúp người nông dân tăng thêm thu nhập và gắn bó với “bờ xôi, ruộng mật”.

04/08/2015
Cú hích từ một dự án Cú hích từ một dự án

Dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn tỉnh Gia Lai được triển khai trên địa bàn huyện Đak Đoa đã được 4 năm. Qua thời gian thực hiện nhiều mô hình, cách làm mới trong sản xuất, tiêu thụ các mặt hàng nông sản chủ lực của địa phương từng bước đi vào ổn định phù hợp với xu thế phát triển kinh tế thị trường hiện nay.

04/08/2015
Hiệu quả từ phương pháp làm chuồng úm gà cải tiến Hiệu quả từ phương pháp làm chuồng úm gà cải tiến

Chỉ bằng những nguyên liệu đơn giản như gạch, cát và xi măng… chị Lê Thị Ánh ở xóm La Đuốc, xã Tân Kim (Phú Bình - Thái Nguyên) đã sáng tạo ra phương pháp làm chuồng úm gà cải tiến giúp tiết kiệm đến 60% chi phí so với sử dụng bóng đèn điện và giảm ô nhiễm môi trường so với dùng than tổ ong.

04/08/2015
Chăn nuôi gia cầm sống còn trước hội nhập Chăn nuôi gia cầm sống còn trước hội nhập

Ngày 28-7, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai phối hợp Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ tổ chức họp báo bàn về giải pháp gỡ khó cho chăn nuôi gia cầm trong giai đoạn hiện nay. Dịp này, 2 bên cùng ký biên bản kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương… đề nghị điều tra chống bán phá giá với mặt hàng thịt gà nhập khẩu.

04/08/2015
Chi cục Phát triển nông thôn cấp bò sinh sản tại xã Gia Hòa 2 (Sóc Trăng) Chi cục Phát triển nông thôn cấp bò sinh sản tại xã Gia Hòa 2 (Sóc Trăng)

Chiều ngày 29-7, tại UBND xã Gia Hòa 2 (Mỹ Xuyên - Sóc Trăng), Chi cục Phát triển nông thôn phối hợp với các đơn vị hữu quan tổ chức cấp bò sinh sản cho một số hộ dân trên địa bàn xã Gia Hòa 2.

04/08/2015