Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cà phê mất mùa, mất giá

Cà phê mất mùa, mất giá
Ngày đăng: 01/11/2015

Ông Nguyễn Văn Viên (thôn Cam Khánh, xã Sơn Lâm) có 2ha cà phê, hiện đã thu hoạch được khoảng 50% diện tích.

“Năm nay, cà phê có nước tưới của gia đình tôi chỉ được khoảng 2/3 diện tích, còn lại bị thiệt hại do nắng hạn.

Vì thế, dự kiến sản lượng chỉ đạt hơn 8 tấn, thấp hơn các năm trước 2 - 3 tấn”, ông nói.

Theo ông Viên, tuy mất mùa nhưng năng suất cà phê của gia đình ông cao hơn nhiều so với các hộ khác ở địa phương (khoảng 2,5 - 3 tấn nhân/ha).

Bởi ngoài việc đầu tư bài bản, giống cà phê ông trồng là giống cao sản, được trồng cách đây 6 năm nên toàn bộ diện tích đang đạt kỳ cao điểm thu hoạch.

Theo tính toán của ông, với hơn 8 tấn hạt thu được, giá bán ở mức 31.000 đồng/kg như hiện nay, gia đình ông chỉ thu được khoảng 240 triệu đồng, thất thu gần 100 triệu đồng so với những năm trước.

Theo ông Lê Anh Quang, cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Sơn Bình, toàn xã có hơn 135ha cà phê, trong đó 115ha đã cho thu hoạch.

Năm nay, nắng hạn kéo dài nên có khoảng 30ha không đảm bảo nước tưới, 85ha tuy có nước tưới nhưng vẫn bị giảm năng suất, chất lượng.

“Dự kiến, năng suất cà phê tại Sơn Bình năm nay chỉ đạt khoảng 2 tấn/ha, giảm khoảng 0,5 - 1 tấn so với những năm trước.

Không chỉ năng suất thấp, hiện giá cà phê giảm khoảng 10.000 đồng/kg so với cùng thời điểm năm trước”, ông Quang nói.

Được biết, ông Quang cũng trồng cà phê với 700 gốc trên diện tích 0,7ha.

Tính ra, với giá bán cà phê năm nay, ông chỉ thu được hơn 40 triệu đồng, thất thu hơn 15 triệu đồng.

Trong khi đó, xã Sơn Hiệp có gần 65ha cà phê, do nắng hạn nên khoảng 5ha trên địa bàn bị chết; phần diện tích còn lại tuy chủ động được nguồn nước tưới nhưng quả nhỏ, cây chậm phát triển.

Ông Trần Tấn Chóng - Chủ tịch UBND xã Sơn Hiệp cho biết: “Bao giờ cũng vậy, cà phê vào chính vụ thu hoạch giá đều xuống thấp, bởi thời điểm này lượng cà phê trong các hộ dân rất nhiều, các tỉnh Tây Nguyên cũng đang thu hoạch rộ cà phê”.

Theo ông Nguyễn Ngọc Hiếu - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Khánh Sơn, toàn huyện có gần 600ha cà phê, trong đó phần lớn diện tích đang cho thu hoạch.

Năm nay, nắng hạn đã khiến một số diện tích cà phê trên địa bàn bị ảnh hưởng, chủ yếu là do cây mất sức, cho quả nhỏ, chậm phát triển.

Ngoài ra, hầu hết diện tích cà phê trên địa bàn là giống cũ, già cỗi (chiếm 70%) nên năng suất đạt thấp.

Hiện nay, giá cà phê trên địa bàn huyện đang xuống thấp, chủ yếu do biến động chung của giá cà phê trong nước chứ không có chuyện nông dân bị ép giá.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, do cà phê năng suất thấp, giá cả lại bấp bênh nên không ít hộ dân ở Khánh Sơn đang tính chuyện bỏ bớt diện tích cà phê để chuyển sang trồng cây ăn quả hoặc tiêu.

“Huyện đã có định hướng, khuyến khích nông dân chuyển đổi toàn bộ diện tích cà phê giống cũ, năng suất thấp để thay thế bằng giống mới có năng suất, chất lượng cao hơn.

Cùng với đó, chú trọng việc thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng cà phê.

Ngoài ra, địa phương đang khuyến khích người dân chuyển đổi một số diện tích trồng cà phê không phù hợp sang các loại cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn”, ông Hiếu nói.


Có thể bạn quan tâm

Ghi Tại Hội Thi Na Ghi Tại Hội Thi Na

Đến hẹn lại lên, các xã trồng na tại huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) lại có dịp so tài. Tại hội thi na hàng năm do UBND huyện phối hợp với Sở NN&PTNT, Sở KH&CN tổ chức. Hội thi là nơi các hộ trồng na ở huyện giao lưu học hỏi, trao đổi kiến thức cũng như giới thiệu sản phẩm của mình. Lần thứ 3 tổ chức, hội thi năm 2013 tiếp tục tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn với sự tranh tài của 10 đội thi đến từ 7 xã, thị trấn trồng na trong huyện.

20/08/2013
Thoát Nghèo Nhờ Cây Sắn Thoát Nghèo Nhờ Cây Sắn

Nằm trong vùng "sừng hươu" của hồ Dầu Tiếng, xã Suối Dây (Tân Châu, Tây Ninh) từ lâu đã được coi là xã nghèo vì đường sá xa xôi, cách trở. Thế nhưng vài năm trở lại đây, nhờ cây sắn, đời sống cộng đồng người Chăm ở đây đã trở nên khấm khá hơn rất nhiều.

20/08/2013
Tăng Chất Lượng Nguồn Giống Cá Tra Tăng Chất Lượng Nguồn Giống Cá Tra

Theo báo cáo của các tỉnh, trong 6 tháng đầu năm 2013, toàn vùng ĐBSCL đã thả nuôi 4.314ha cá tra, diện tích thu hoạch 2.116ha, sản lượng đạt 545.718 tấn, năng suất trung bình đạt 260 tấn/ha. Nếu so với năm 2012, sản lượng cá giống tăng 13,3%; diện tích nuôi giảm 4,1%; sản lượng cá thu hoạch tăng 2,3%.

20/08/2013
“Treo Ao Tôm” Chờ Bảo Hiểm Bồi Thường “Treo Ao Tôm” Chờ Bảo Hiểm Bồi Thường

Cà Mau là địa phương có diện tích nuôi tôm lớn nhất cả nước nhưng hiện nông dân ở “vựa tôm” phải đối mặt với nguy cơ phá sản khi tôm nuôi liên tiếp bị thiệt hại, nợ tiền đại lý thức ăn, nợ ngân hàng, đẩy hàng loạt hộ vào cảnh khốn đốn.

21/08/2013
Nuôi Heo Trên Đệm Lót Sinh Thái Khắc Phục Ô Nhiễm Môi Trường Nuôi Heo Trên Đệm Lót Sinh Thái Khắc Phục Ô Nhiễm Môi Trường

Bến Tre là tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển khá mạnh, hàng ngàn hộ dân nông thôn trong tỉnh chọn nuôi gia súc là kinh tế chính của gia đình. Tuy nhiên, tình trạng chất thải trong chăn nuôi hầu như không được xử lý ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ làm ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Gần đây phương pháp nuôi heo trên đệm lót sinh thái hạn chế thấp nhất tình trạng ô nhiễm môi trường được một số hộ dân trong tỉnh áp dụng thành công, mở ra một hướng mới cho ngành chăn nuôi của tỉnh.

21/08/2013