Cà Phê Đắk Hà Được UTZ Certified Chứng Nhận Toàn Cầu

Hiện nay, huyện Đắk Hà có 8.000 ha cà phê, hầu hết được canh tác theo hướng bền vững, thu hái với tỷ lệ quả chín đạt trên 95%.
Chiều 22/1, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ đón chứng nhận cà phê quốc tế UTZ Certified. Theo một đại diện của UTZ Certified, đây là lần đầu tiên tổ chức này trao chứng nhận cho một sản phẩm cà phê bột của Việt Nam.
Hiện nay, huyện Đắk Hà có 8.000 ha cà phê, hầu hết được canh tác theo hướng bền vững, thu hái với tỷ lệ quả chín đạt trên 95%. Cà phê Đắk Hà đang vươn tới thương hiệu cà phê sạch với sản lượng hàng năm cung cấp ra thị trường trên 22.000 tấn cà phê nhân; cà phê bột cũng ngày càng được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường.
Sau nhiều năm Công ty Xuất nhập khẩu cà phê Đắk Hà nỗ lực xây dựng thương hiệu cho hai dòng sản phẩm chính là cà phê phin và cà phê hòa tan, “Cà phê Đắk Hà”, thương hiệu của Bắc Tây Nguyên đã được người tiêu dùng trong nước bình chọn top 500 sản phẩm - dịch vụ hàng đầu tại Việt Nam, là hàng Việt Nam chất lượng cao được người tiêu dùng tin cậy. Với việc được UTZ Certified chứng nhận toàn cầu, cà phê bột của Đắk Hà sẽ có cơ hội vươn xa hơn trên các thị trường.
Ông Phạm Đức Hạnh, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Đắk Hà cho biết: “Chúng tôi luôn nhận thức được rằng, có một sản phẩm cà phê Đắk Hà như hôm nay không phải là ngày một, ngày hai mà cả một quá trình gian nan vất vả của doanh nghiệp, người nông dân, của chính quyền địa phương.
Chúng tôi rất mừng và tự hào trước việc này. Một thành quả lao động, một sản phẩm do chính con người Đắk Hà làm ra đã có tên tuổi đích thực của nó trên thị trường trong nước và thị trường thế giới. Và cũng rất là lo cho việc giữ vững cho thành quả lao động và chất lượng đã được chứng nhận”.
Có thể bạn quan tâm

Không chỉ mỗi hộ của anh Mạnh “dở khóc dở cười” vì cây cao su mà còn có khoảng gần 30 hộ dân khác-với diện tích hàng trăm ha cao su đã và đang tiến hành chặt bỏ để chuyển sang trồng cà phê, tiêu bởi cùng một lý do là cây đến kỳ thu hoạch nhưng lại không có mủ hoặc có nhưng rất ít.

Giống là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng của sản xuất nông nghiệp, quyết định đến năng suất, sản lượng cây trồng. Vì vậy, trước mỗi vụ sản xuất, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đều phối hợp với chính quyền các địa phương để chủ động nguồn giống tốt cung ứng cho nông dân vụ đông - xuân năm 2014 - 2015; khâu cung ứng giống trong sản xuất cũng được cũng đặc biệt chú trọng.

Huyện Bình Tân (Vĩnh Long) hiện có gần 10.000ha khoai, nhưng cho đến nay chưa có bất kỳ một doanh nghiệp nào ở địa phương đứng ra thu mua và xuất khẩu khoai lang. Do vậy, các lái Trung Quốc quyết định toàn bộ về giá cả, mua nhiều, mua ít...

Để khuyến khích người dân bảo vệ và phát triển diện tích trồng chè mới, cân đối nguồn ngân sách địa phương huyện Tủa Chùa đã hỗ trợ thu mua chè cho người dân với giá 3.000 đồng/kg, khiến sản lượng thu hái tăng cao. Hiện nay, Công ty thu mua chè tươi cho người dân với giá trung bình từ 12.000 - 13.000 đồng/kg (tùy từng loại).

Sở Nông nghiệp & PTNT vừa ban hành Văn bản 1915/SNN-TT về thực hiện một số giải pháp đảm bảo cho sản xuất vụ đông-xuân 2014 – 2015. Theo đó, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố; chi cục, QLCL Nông lâm và thủy sản, Bảo vệ thực vật thực hiện một số giải pháp.