Cà phê Đà Lạt được bán trong cửa hàng Starbucks

Trên trang tin tức của mình, ông lớn cà phê Starbucks cho biết, sẽ bắt đầu bán cà phê Arabica có xuất xứ từ Cầu Đất, Đà Lạt trong hơn 21.500 cửa hàng tại 56 quốc gia trên toàn thế giới của hãng. Đây là lần đầu tiên một loại cà phê Arabica trồng tại Việt Nam được chọn để cung cấp cho các cửa hàng của Starbucks.
Giá của mỗi kg cà phê Đà Lạt đã rang kèm hương liệu tại các cửa hàng của Starbucks gần 50 USD, tương đương hơn một triệu đồng. Leslie Wolford, chuyên gia cà phê cao cấp của Starbucks, cho biết, chất lượng cà phê Arabica tại Đà Lạt là rất hoàn hảo, với vị chua nhẹ dịu, thích hợp gu thưởng thức của khách hàng.
Trước cà phê Cầu Đất, Đà Lạt, Starbucks chỉ chọn 6 địa phương làm nhà cung cấp cà phê Arabica cho chuỗi cửa hàng của mình, trong đó có Indonesia, Kenya, Rwanda, Brazil, Colombia và Guatemala.
Để được lựa chọn trở thành một trong những sản phẩm tại Starbucks, cà phê phải đảm bảo vị, mùi và tiêu chuẩn an toàn khá khắt khe, gọi là tiêu chuẩn Starbucks C.A.F.E Practices (C.A.F.E là Coffee And Farmer Equity).
Có thể bạn quan tâm

Với quyết định tìm hướng đi mới để làm giàu, anh Chu Đình Dục (38 tuổi), ở thôn Trung, xã Đồng Than, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên đã tìm đến nghề nuôi gà Đông Tảo.

Địa hình đồi núi, ruộng bậc thang, đường sá đi lại khó khăn, trình độ dân trí hạn chế... đang là những cản trở lớn khiến việc thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Cao Phong khó khăn.

Bắt đầu từ xã Thới Thạnh (Bến Tre), năm 2008, Dự án Heifer đầu tư cho địa phương 40 con bò (trị giá ban đầu mỗi con hơn 10 triệu đồng, trọng lượng khoảng 180 kg) dành cho những hộ nghèo, cận nghèo, hộ chí thú làm ăn và có đất chăn nuôi (đất làm chuồng, trồng cỏ, có người chăn).

Mặc dù Bắc Kạn chưa phải là vùng kinh tế trọng điểm như các tỉnh bạn nhưng so với những ngày đầu tái lập (năm 1997) với điểm xuất phát cực thấp thì thấy rằng sau 16 năm chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã khá rõ nét. Giờ đây Bắc Kạn đã có vùng trồng cây ăn quả, vùng trồng cây công nghiệp ngắn ngày, vùng trồng cây lương thực, cây lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc…

Vừa qua, một số ao nuôi tôm sú tại xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) xuất hiện tôm chết (khoảng 2 triệu con). Sau khi biết tin, các cán bộ phòng nông nghiệp huyện cùng Chi cục Thú y tỉnh đã xuống các đồng nuôi kiểm tra, lấy mẫu đi phân tích.