Cà phê Đà Lạt được bán trong cửa hàng Starbucks

Trên trang tin tức của mình, ông lớn cà phê Starbucks cho biết, sẽ bắt đầu bán cà phê Arabica có xuất xứ từ Cầu Đất, Đà Lạt trong hơn 21.500 cửa hàng tại 56 quốc gia trên toàn thế giới của hãng. Đây là lần đầu tiên một loại cà phê Arabica trồng tại Việt Nam được chọn để cung cấp cho các cửa hàng của Starbucks.
Giá của mỗi kg cà phê Đà Lạt đã rang kèm hương liệu tại các cửa hàng của Starbucks gần 50 USD, tương đương hơn một triệu đồng. Leslie Wolford, chuyên gia cà phê cao cấp của Starbucks, cho biết, chất lượng cà phê Arabica tại Đà Lạt là rất hoàn hảo, với vị chua nhẹ dịu, thích hợp gu thưởng thức của khách hàng.
Trước cà phê Cầu Đất, Đà Lạt, Starbucks chỉ chọn 6 địa phương làm nhà cung cấp cà phê Arabica cho chuỗi cửa hàng của mình, trong đó có Indonesia, Kenya, Rwanda, Brazil, Colombia và Guatemala.
Để được lựa chọn trở thành một trong những sản phẩm tại Starbucks, cà phê phải đảm bảo vị, mùi và tiêu chuẩn an toàn khá khắt khe, gọi là tiêu chuẩn Starbucks C.A.F.E Practices (C.A.F.E là Coffee And Farmer Equity).
Có thể bạn quan tâm

8 hiệp đinh thương mại tự do đã ký kết và 6 hiệp định quan trọng đang được đàm phán sẽ có tác động không nhỏ đến hoạt động thương mại và xuất khẩu thủy sản việt nam.

Thời tiết trong tháng 5-2015 rất thuận lợi cho đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản nên sản lượng thủy sản thực hiện trong tháng đạt 6.831 tấn; dự ước sản lượng 5 tháng 22.050 tấn, tăng 9,2% so cùng kỳ năm trước.

Theo thống kê của UBND phường Hải Cảng (Bình Định), hiện tại Hải Minh trong có 86 hộ nuôi cá lồng biển, gồm 176 bè với 1.013 lồng nuôi, tăng 5 hộ và 57 bè so với cuối năm 2014. Các đối tượng cá nuôi ở đây nhiều nhất là cá chẽm, cá hồng, cá bớp, cá mú… Tuy nhiên, hiện cá nuôi bị dịch bệnh và chết, tiêu thụ khó khăn khiến các hộ ngư dân ở đây điêu đứng.

Theo Sở NN-PTNT Kiên Giang, trong tháng 5 toàn tỉnh thu hoạch được 5.820 tấn tôm nguyên liệu, lũy kế từ đầu năm đến nay đạt 11.358 tấn, tăng gần 17% so với cùng kỳ.

Trong tháng 06, bà con nuôi tôm ở Sóc Trăng tập trung thả giống, tình hình thời tiết và dịch bệnh càng diễn biến phức tạp khiến người nuôi lo ngại, khó tránh khỏi muốn sử dụng hóa chất để diệt khuẩn, diệt tạp và kháng sinh để tăng cường sức đề kháng cho tôm nuôi.