Cà phê Đà Lạt được bán trong cửa hàng Starbucks

Trên trang tin tức của mình, ông lớn cà phê Starbucks cho biết, sẽ bắt đầu bán cà phê Arabica có xuất xứ từ Cầu Đất, Đà Lạt trong hơn 21.500 cửa hàng tại 56 quốc gia trên toàn thế giới của hãng. Đây là lần đầu tiên một loại cà phê Arabica trồng tại Việt Nam được chọn để cung cấp cho các cửa hàng của Starbucks.
Giá của mỗi kg cà phê Đà Lạt đã rang kèm hương liệu tại các cửa hàng của Starbucks gần 50 USD, tương đương hơn một triệu đồng. Leslie Wolford, chuyên gia cà phê cao cấp của Starbucks, cho biết, chất lượng cà phê Arabica tại Đà Lạt là rất hoàn hảo, với vị chua nhẹ dịu, thích hợp gu thưởng thức của khách hàng.
Trước cà phê Cầu Đất, Đà Lạt, Starbucks chỉ chọn 6 địa phương làm nhà cung cấp cà phê Arabica cho chuỗi cửa hàng của mình, trong đó có Indonesia, Kenya, Rwanda, Brazil, Colombia và Guatemala.
Để được lựa chọn trở thành một trong những sản phẩm tại Starbucks, cà phê phải đảm bảo vị, mùi và tiêu chuẩn an toàn khá khắt khe, gọi là tiêu chuẩn Starbucks C.A.F.E Practices (C.A.F.E là Coffee And Farmer Equity).
Có thể bạn quan tâm

Sau hơn 4 năm triển khai chương trình bảo hiểm nông nghiệp, chỉ mới có hơn 300.000 hộ trong tổng số hơn 11 triệu hộ tham gia. Theo nhiều chuyên gia hợp tác công tư trong lĩnh vực bảo hiểm nông nghiệp sẽ là phương thức giúp loại hình này phát huy hiệu quả trong thời gian tới.

Lần đầu tiên, TPHCM có vùng an toàn dịch bệnh cho chăn nuôi tại 9 xã thuộc hai huyện Củ Chi và Hóc Môn, sau khi các xã này áp dụng tiêu chuẩn thực hành chăn nuôi tốt (VietGap).

Cách đây khoảng 8 năm, tỷ lệ gạo thơm chỉ chiểm khoảng 3% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, nhưng trong 9 tháng đầu năm nay, tỷ lệ này đã chiếm đến 26%. Vì thế, Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) sẽ chọn gạo thơm Jasmine để xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam trong những năm tới.

Hiệp hội cá tra Việt Nam đang chuẩn bị các bước đi để tiến tới thành lập một sàn giao dịch thương mại điện tử cho mặt hàng chủ lực này của Đồng bằng sông Cửu Long, mục tiêu tăng sản lượng xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu đang có sự thay đổi của khách hàng.

Kim ngạch xuất khẩu gạo trong 9 tháng đầu năm 2015 ước đạt 1,95 tỷ đô la Mỹ, giảm 14,34% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng với mức giảm 327 triệu đô la Mỹ, theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại thuộc Bộ Công Thương.