Cà phê chín rộ, năn nỉ không có người hái

Theo khảo sát của chúng tôi, hiện giá thuê nhân công hái cà phê dao động 170.000-180.000 đồng/lao động/ngày.
Như vậy so với niên vụ 2014-2015, giá nhân công tăng từ 20.000 đến 30.000 đồng/ngày công.
Bà Bùi Thị Tiếm, ở xã Hòa Đông, huyện Krông Păc, Đắk Lắk, than thở: “Mùa cà phê năm nay ai cũng buồn vì không chỉ sản lượng giảm, giá bán thấp mà còn đau đầu với việc thiếu người hái cà phê.
Giá nhân công tăng cao đã đành, song thuê được người hái còn khó hơn”.
Theo bà con nông dân, nguyên nhân chính là do hầu hết hộ trồng cà phê đều không có đủ nhân lực tại gia, trong khi toàn vùng đều đồng loạt bước vào vụ thu hoạch rộ dẫn đến khan hiếm lao động.
Để khắc phục tình trạng cà phê chín không có người hái, không ít gia đình phải “năn nỉ” người tỉnh khác đến hái và lo trọn gói từ tiền tàu xe, tiền ăn, chỗ ở và tiền công.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 28/8, Công ty Điện lực Bình Thuận đã có văn bản thông tin công tác bảo dưỡng và thí nghiệm định kỳ lưới điện theo quy định của thông tư 32 Bộ Công thương.

Theo UBND Đắk Mil, toàn huyện hiện có trên 21.100 ha cà phê, trong đó có không ít diện tích do nhân dân trồng không theo quy hoạch, chưa chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật, công nghệ thu hoạch, chế biến còn lạc hậu… nên năng suất, chất lượng sản phẩm chưa cao.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) vừa có văn bản khẩn gửi Thủ tướng và Bộ trưởng NN&PTNT, đề nghị có buổi đối thoại công khai vào đầu tháng 9/2014 với doanh nghiệp (DN), liên quan đến Nghị định 36 về cá tra.

Trong 3 tháng qua, giá tôm nước lợ tại Tiền Giang liên tục biến động bất thường với biên độ dao động 30.000-50.000 đồng/kg khiến “câu chuyện giá tôm” trở thành chủ đề được bàn luận sôi nổi.

Liên tục trong 8 năm qua, nông dân xã Pró, Đơn Dương đã chuyển đổi diện tích 125ha lúa sang trồng cây củ năng. Thu nhập tăng lên vượt trội, nhưng người nông dân vẫn đang rất cần những mô hình liên kết thành chuỗi sản xuất và tiêu thụ ổn định, lâu dài.