Cá nuôi trên sông Cu Đê chết trắng sau bão

Cá điêu hồng chết nổi ken dày mặt nước tại lồng bè.
Mấy ngày qua, gia đình ông Hồ Phú Sâm, ở thôn Phò Nam, xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) phải thuê người vớt cá điêu hồng gần thu hoạch bị chết tại bè nuôi cá trên sông Cu Đê để tiêu hủy.
Ông phải thuê xe múc đào hố mới đủ chỗ chôn lấp hàng chục tấn cá.
Ông Hồ Phú Sâm cho hay:
“Đợt mưa lớn ảnh hưởng từ bão số 3 gây thiệt hại nặng nề đến hoạt động nuôi cá lồng bè trên sông Cu Đê.
2 - 3 năm nuôi cá trên sông, mưa lũ cũng đã xảy ra nhiều đợt, nhưng chưa khi nào 100% cá bị chết như đợt này.
Nhiều người đã chỉ ra nguyên nhân cá chết hàng loạt như do nước từ thượng nguồn đổ về lớn, bùn đất từ đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn- Túy Loan đang triển khai phía trên triền đồi đổ xuống làm đục ngầu cả dòng sông, gây yếm khí dẫn đến cá chết rất nhanh.
Sắp tới chắc chắn còn nhiều đợt mưa lũ, việc tái nuôi có lẽ rất khó khăn”.
Thiết nghĩ, chính quyền địa phương cần hỗ trợ kịp thời cho người dân trong việc nuôi cá để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai.
Có thể bạn quan tâm

Sau 10 năm lên Điện Biên lập nghiệp, nhờ mô hình chăn nuôi, đến nay gia đình anh Phan Văn Chung ở đội 4, khu Pom Lót, xã Sam Mứn huyện Điện Biên đã có cơ ngơi khang trang. Gia đình anh đã vươn lên trở thành hộ có thu nhập khá trong vùng.

Được ông Mào Văn Đào, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Mường Nhé giới thiệu, chúng tôi đến thăm gia đình ông Chang Váng Sinh dân tộc Hà Nhì ở A Pa Chải, xã Sín Thầu, một trong những hộ sản xuất kinh doanh giỏi của mảnh đất vùng biên giới - nơi một con gà gáy 3 nước cùng nghe.

Những năm qua, Hội Nông dân xã Thanh Xương (huyện Điện Biên) luôn xác định thực hiện tốt chương trình liên kết với ngân hàng chính là khơi thông nguồn vốn tín dụng đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; giúp nông dân được hưởng lợi từ nguồn vốn ưu đãi về lãi suất, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng về nguồn vốn phát triển sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Xác định tiềm năng thế mạnh của địa phương trong sản xuất nông nghiệp, những năm qua với nhiều giải pháp đồng bộ, huyện Tủa Chùa đã tích cực chỉ đạo người dân thâm canh, phát triển kinh tế. Đến nay, trình độ áp dụng KHKT, sử dụng giống cây trồng trong sản xuất nông nghiệp đã có chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống bà con vùng cao còn nhiều khó khăn

Hộ chú Trần Văn Hạnh ngụ ấp Nam Hưng, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi là một trong những người đã “biết nuôi” và thành công trong việc chăn nuôi vịt theo quy trình an toàn sinh học, mang lại hiệu quả kinh tế, tạo sản phẩm sạch, giữ gìn môi trường sinh thái.