Cá nuôi trên sông Cu Đê chết trắng sau bão

Cá điêu hồng chết nổi ken dày mặt nước tại lồng bè.
Mấy ngày qua, gia đình ông Hồ Phú Sâm, ở thôn Phò Nam, xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) phải thuê người vớt cá điêu hồng gần thu hoạch bị chết tại bè nuôi cá trên sông Cu Đê để tiêu hủy.
Ông phải thuê xe múc đào hố mới đủ chỗ chôn lấp hàng chục tấn cá.
Ông Hồ Phú Sâm cho hay:
“Đợt mưa lớn ảnh hưởng từ bão số 3 gây thiệt hại nặng nề đến hoạt động nuôi cá lồng bè trên sông Cu Đê.
2 - 3 năm nuôi cá trên sông, mưa lũ cũng đã xảy ra nhiều đợt, nhưng chưa khi nào 100% cá bị chết như đợt này.
Nhiều người đã chỉ ra nguyên nhân cá chết hàng loạt như do nước từ thượng nguồn đổ về lớn, bùn đất từ đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn- Túy Loan đang triển khai phía trên triền đồi đổ xuống làm đục ngầu cả dòng sông, gây yếm khí dẫn đến cá chết rất nhanh.
Sắp tới chắc chắn còn nhiều đợt mưa lũ, việc tái nuôi có lẽ rất khó khăn”.
Thiết nghĩ, chính quyền địa phương cần hỗ trợ kịp thời cho người dân trong việc nuôi cá để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai.
Có thể bạn quan tâm

Thị trường lúa gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long mấy ngày qua đã sôi động trở lại. Đây là tín hiệu tốt, sau khi Việt Nam ký được khoảng 1 triệu tấn gạo theo một hợp đồng tập trung và trúng thầu cung cấp 450.000 tấn gạo cho Philippines.

Thế thượng phong của tôm, cá tra, cá basa đã làm lu mờ vị thế của con cá biển, nhưng đây lại là một hướng đi đầy tiềm năng.

Mặc dù Bộ Công Thương đã có quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất phân bón, song đến nay ngành phân bón Việt Nam vẫn là một nền sản xuất tự phát.

Cá điêu hồng được Bộ Thủy sản xác định là mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong thời gian tới. Loài cá này có năng suất cao và mau lớn, thịt ngon nên được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.

Dù mới bán thí điểm tại chợ Hòa Bình (Q.5, TP.HCM), nhưng nhiều người tiêu dùng từ xa không ngại khó tìm đến đây chỉ để mua thịt heo VietGAP với mong muốn có bữa ăn an toàn.