Cá nuôi đội lốt cá đồng

Cá đồng, cá nuôi bán ở chợ khó phân biệt
Tìm đến khu chợ bán thủy sản tươi sống ở TX Hồng Ngự (Đồng Tháp) có hàng chục gian hàng bán cá các loại, trong đó cũng không ít gian hàng bán cá nuôi “ngụy trang” cá đồng. Hiện nay, lũ kém nên lượng cá rất ít cá lóc, cá rô, trê, mè vinh… đồng loại lớn rất khan hiếm.
Do đó, cá nuôi vẫn là mặt hàng chủ lực mới đủ nguồn cung cho các chợ đầu mối.
Theo các tiểu thương, trên 80% mặt hàng cá lóc, cá rô, ếch… nuôi được bày bán tại chợ. Còn cá đồng chủ yếu là cá linh non, tép, cá bông lau, cá bống… nhưng không nhiều.
Bà Phan Thị Thanh ở phường An Lạc, thị xã Hồng Ngự có hơn 6 năm trong nghề buôn bán cá đồng cho biết: Hiện giá cá đồng rất đắt, cá lóc đồng 120.000 - 130.000 đồng/kg; cá rô đồng 70.000 - 80.000 đồng/kg, còn giá cá nuôi thì thấp hơn từ 40.000 - 50.000 đồng/kg.
Người bán cứ vô tư chào, mời còn người mua thì ít ai phân biệt được cá nuôi và cá đồng nên cứ mua và khi về nhà chế biến phát hiện thì đã muộn. Chị Phạm Thị Xuân, ngụ thị xã Hồng Ngự cho biết: “Thấy cá lóc trong chợ ngon nên mua với giá 120.000 đồng/kg nên nghĩ là cá đồng thật. Khi về nhà kho và nấu canh thì mới phát hiện cá bở và rất tanh, lượng mỡ nhiều, thịt bở không thơm ngon”.
Vào tận chợ Cả Sách thuộc xã Thường Thới Hậu A, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) tìm mua cá đồng thì các tiểu thương ở đây cho biết, muốn mua cá đồng phải đi sớm mới mua được còn hiện giờ chỉ còn lại cá nuôi.
Chị Phạm Xuân Hoa (42 tuổi), ngụ xã Thường Thới Hậu A chia sẻ kinh nghiệm: "Muốn mua cá đồng thì nên đi chợ sớm, chọn cá loại nhỏ và vào các chợ quê ít có bị gian lận hơn. Những chợ lớn cá đồng không đủ bán nên nhiều người bán cá nuôi lại quảng cáo cá đồng bán giá cao."
Hiện đang vào mùa lũ, các tuyến đường như Cần Thơ - Hậu Giang, QL 91 hướng Cần Thơ đi An Giang hay tỉnh lộ 922 Ô Môn đi Cờ Đỏ… xuất hiện hàng trăm điểm bán các loại cá nuôi đội lốt cá đồng. Đây là hành vi đánh lừa người tiêu dùng.
Theo kinh nghiệm của lão nông Trần Văn Hai ở phường Thới An Đông, quận Bình Thủy (TP. Cần Thơ), để nhận biết cá lóc, cá rô... thiên nhiên thì người mua cần quan sát kỹ. Nếu cá lóc hoặc cá rô đồng thì có kích cỡ nhỏ, độ lớn không đồng đều, mình thon, thịt chắc, màu hơi đen, khi chọn lựa, cá nhảy rất mạnh.
Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm của cây dừa Bến Tre đã có mặt ở 77 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, nhưng nông dân trồng dừa thu nhập vẫn thấp; sản phẩm chế biến từ dừa đầu ra cũng gặp nhiều khó khăn. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, để ngành dừa phát triển bền vững cần vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp (DN).
Những ngày gần đây, thời tiết nắng nóng kéo dài nên nhu cầu tiêu thụ các loại trái cây có múi tăng, nhưng mạnh nhất là sản phẩm chanh tươi. So với mùa thuận, giá chanh hiện nay tăng gấp 4 - 5 lần, nhiều nhà vườn trồng chanh ở Đồng Tháp “hốt bạc” nhờ vụ chanh nghịch mùa năm nay.

Do nguồn cung giảm và nhu cầu tiêu thụ ở mức cao, hiện giá nhiều loại thủy sản như: cá lóc đồng, cá ba sa, lươn, cá bống kèo, ếch… đã tăng từ 3.000 - 10.000 đồng/kg so với tháng trước.

Để chủ động về giá cả và giảm thiểu chi phí, tăng lợi nhuận, các DN chế biến và ngư dân đánh bắt thủy sản cần xây dựng và quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả. Nếu làm được điều đó, DN sẽ đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm, chủng loại và nguồn gốc; ngư dân cung cấp sản phẩm nguyên liệu chất lượng, qua đó sẽ phân phối lợi nhuận công bằng hơn cho các bên tham gia chuỗi cung ứng.
Ngày 22- 4, hệ thống siêu thị Co opMart và BigC đã vào cuộc thu mua hành tím cho bà con nông dân. Một doanh nghiệp sản xuất mì gói cũng đã liên hệ với chính quyền địa phương đặt vấn đề tiêu thụ hành tím - một tín hiệu đáng mừng ban đầu của hành trình “giải cứu” hành tím.