Cá nuôi bỗng dưng nổ mắt, phơi bụng chết trắng hàng loạt

Cá chết nhanh và đồng loạt
Hơn 10 năm làm nghề nuôi cá lồng bè trên biển ở đây, chưa bao giờ gia đình ông Nguyễn Ngọc Lộc lại điêu đứng như lúc này.
Hơn 2.000 con cá bớp, cá mú đang nuôi trong lồng bè bỗng dưng nổ mắt, phơi bụng bị chết bất thường, mất trắng 350 triệu đồng.
Ông Lộc kể: “Tự nhiên đang khuya, một nguồn nước khác lạ, có mùi xả xuống sông rồi chảy vào lồng nuôi cá mà mình không biết.
Cá trong lồng nhiễm độc nó mới tung lưới.
Mình phát hiện nhảy xuống thì cá nằm chết trắng luôn, trở tay không kịp”.
Khu vực nuôi cá lồng bè cách Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 khoảng 1.000m.
Nhiều lồng bè khác cách Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 khoảng 1km cũng bị ảnh hưởng.
Hộ ông Nguyễn Văn Giá có 92 lồng nuôi, 2 đợt vừa qua bị thiệt hại gần 1.000 con cá bớp có trọng lượng từ 3 -5kg.
Ông Giá nói: “Cá chết hàng loạt như thế này, lấy gì trả tiền vay ngân hàng”.
Khu lồng bè nuôi cá bớp, cá mú và tôm hùm của gia đình ông Trần Tý ở cạnh đó cũng gần như mất trắng.
Ông Tý bức xúc: “Trong vòng 1 giờ tự nhiên cá chết trắng lồng hết.
Mất hơn 500 triệu đồng.
Không biết vì sao mà nước trong đó ra nó ngứa, nó đục, nên con cá chịu không nổi, rồi chết ngộp.
15 năm nuôi qua tôi bình thường, chỉ có năm nay nước nhà máy nhiệt điện xả ra mới bị thôi, chứ mấy năm trước năm nào cũng có lời”.
Chưa rõ nguyên nhân
Theo UBND xã Vĩnh Tân, trong 2 đợt 12.9 và 11.10, có tất cả 102 bồng bè bị thiệt hại nặng với hơn 19.600 con cá bớp bị chết.
Trong đó, có hơn 5.800 con kích cỡ từ 1- 4,5kg và 13.800 con cá giống thả được 15 - 20 ngày tuổi.
Tổng thiệt hại gần 5 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Văn Tâm- Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Tân cho biết: “Sau khi nhận thông tin, xã đã cử cán bộ xuống nắm bắt tình hình và khảo sát thực tế thiệt hại của bà con trên lồng nuôi, đồng thời báo cáo sự việc với huyện, với tỉnh”.
Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Thuận cũng cho biết, đã lấy mẫu cá chết gửi đến Cơ quan Thú y Vùng 6 tại TP.Hồ Chí Minh để xét nghiệm.
Kết quả không phát hiện virus gây bệnh trên cá.
Vào thời điểm cá chết, tình hình thời tiết bình thường, không có hiện tượng thủy văn bất thường tại vùng nuôi như: Thủy triều đỏ, sứa độc.
Vì vậy, theo nhận định của Chi cục Thủy sản Bình Thuận, nguyên nhân cá chết hàng loạt ở Vĩnh Tân chỉ có thể do ô nhiễm môi trường nước bởi các tác động từ bên ngoài.
Hiện tại, Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Thuận cũng đã lấy mẫu nước về phân tích.
Tuy nhiên, theo Sở NNPTNT tỉnh Bình Thuận, kết quả phân tích mẫu nước này “chưa có cơ sở để kết luận có hay không việc xả thải” vì mẫu nước được Chi cục Bảo vệ môi trường thu vào ngày 5.10- không phải là ngày cá chết hàng loạt.
Đáng nói là, sau ngày cá chết hàng loạt lần 2, ngày 12.10 Chi cục Bảo vệ môi trường chỉ đo kiểm tra chỉ tiêu nhiệt độ nước, mà không gửi mẫu để xét nghiệm các chỉ tiêu lý hóa khác, nên cũng không có cơ sở để xác định ô nhiễm nguồn nước.
Có thể bạn quan tâm

Trở lại vùng nuôi tu hài ở Vân Đồn vào thời gian này, chúng tôi vẫn chứng kiến không khí lo lắng trên khuôn mặt của những hộ nuôi ở đây. Khác với nỗi lo như đợt tu hài chết hồi năm ngoái, giờ đây người nuôi lại lo lắng về việc gom vốn để tiếp tục đầu tư vào sự mạo hiểm này không, hay lại mang tiền bỏ xuống biển.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện tượng “treo ao” lại diễn ra khá phổ biến ở các tỉnh nuôi thủy sản trọng điểm, như Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Cần Thơ, … Tỉnh Sóc Trăng, diện tích “treo ao” hiện đã lên đến 50%, thậm chí ở huyện Kế Sách, vùng trọng điểm nuôi cá tra xuất khẩu của tỉnh này là 70%. Câu trả lời, cũng chính là nỗi lo chung của ngành chăn nuôi, là do “sự nhảy múa” của giá và chất lượng thức ăn nuôi trồng thủy sản (TĂNTTS). Giá giống và giá thương phẩm đầu ra bấp bênh gây thua lỗ kéo dài, trong khi người nông dân luôn thiếu vốn và các hỗ trợ, bảo hộ cần thiết khác.

“Mô hình nuôi ghép cá chép V1 với 1ha mặt nước cho hiệu quả kinh tế cao ở xã Nga Quán, huyện Trấn Yên là cơ sở để tỉnh Yên Bái phát huy lợi thế mặt nước, phát triển chăn nuôi thủy sản trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn” - bà Đỗ Thị Vân - Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái cho biết.

UBND tỉnh Hưng Yên vừa phê duyệt Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất lúa - cá và nuôi cá theo hướng VietGAP tỉnh Hưng Yên”. Tổng kinh phí thực hiện Dự án trên 30,8 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ trong hai năm 2014 và 2015 là 3 tỷ đồng, phần còn lại từ nguồn xã hội hóa, các hộ tham gia Dự án.

Giá tôm nguyên liệu ở các tỉnh ven biển ĐBSCL liên tục tăng cao. Chiều 7-11, thương lái thu mua tôm sú loại 20 con/kg với giá từ 270.000- 280.000 đồng/kg, loại 30 con/kg giá 230.000- 240.000 đồng/kg, loại 40 con/kg giá 190.000 đồng/kg…